Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2023 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.
Đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn Sở Sóc Trăng
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Quê tôi đó: mặt trông ra bể
Đốm hải đăng tắt, lóe đêm đêm
Con đe cát đỏ cỏ viền
Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò
Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát
Lúa nàng keo chói rực mặt trời
Ao làng trăng tắm, mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu
Quê tối sớm sớm chiều chiều
Lao xao vườn mía
Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ
Những chị, những em má núng đồng tiền
Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
Véo von điệu hát cổ truyền
(Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe):
"- Hò...ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò..."
Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
(Hoàng Tổ Nguyễn, Gỗ Me, in trong Từ nhớ đến thương, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1977)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích?
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả hình ảnh các cô gái Gò Me trong đoạn thơ:
Những chị, những em má núng đồng tiền
Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
Véo von điệu hát cổ truyền
(Tre thôi khúc khích, mấy chìm lắng nghe)
Câu 3. Nêu nội dung của hai dòng thơ:
“- Hò ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me,
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”
Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về giá trị của hồn quê trong mỗi chúng ta.
Câu 2 (5,0 điểm)
Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.
- Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.
- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?
Họ cùng nín lặng.
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021).
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật tạo dựng bối cảnh trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân.
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.