Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn lần 2 Sở GD&ĐT Hải Phòng

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn lần 2 Sở GD&ĐT Hải Phòng

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn lần 2 Sở GD&ĐT Hải Phòng để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2023 nhé.

Đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn lần 2 Sở Hải Phòng

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Nếu bạn đã từng nhìn thấy một mặt hồ rất tĩnh lặng, bạn sẽ thấy nó phản chiếu trời mây, núi xanh và cây cối trong đó. Nếu ta chụp hình mặt hồ lúc ấy, ta sẽ thấy là những hình phản chiếu của trời mây, núi xanh và cây cối trên mặt hồ cũng y chang như trời mây, núi xanh bên ngoài.

Khi ta trầm tĩnh, lắng dịu, ta sẽ thấy mọi thứ đúng như nó đang là. Ta không bóp méo sự vật, hiện tượng và ta không trở thành nạn nhân của những tri giác sai lầm khiến ta sợ hãi, giận hờn và tuyệt vọng. Khi tâm ta không tĩnh lặng thì ta nhìn thấy sự vật bị méo mó, ta lẫn lộn mọi thứ; ta hiểu nhầm chính bản thân, hiểu lầm người khác. Ta tạo ra những sai lầm khiến cho ta khổ và người khác cũng khổ. Nếu ta có đủ bình an và tĩnh lặng, thì ta sẽ bớt có những tri giác sai lầm ... Ai trong chúng ta cũng cần có sự lắng dịu, tĩnh lặng để có thể thực sự hạnh phúc.

(Trích Trồng một nụ cười, Thích Nhất Hạnh, NXB Hà Nội, 2022, tr:110-111)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, khi trở thành nạn nhân của những tri giác sai lầm, con người sẽ rơi vào trạng thái nào?

Câu 3. Nếu hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh mặt hồ tĩnh lặng trong đoạn trích.

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm để có được sự bình an và tĩnh lặng trong tâm hồn.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm, nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mỹ nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra bỗng quay lại lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?

Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thủng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quẩn luôn tóc lên cột làm cho Mị không củi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.

Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thịt lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.8)

Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn lần 2 Sở GD&ĐT Hải Phòng. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm