Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Sử trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Sử trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Sử trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2023 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Câu 1: Trong chiến lược“ Chiến tranh đặc biệt” , Mĩ sử dụng lực lượng nào là chủ yếu?

A. Lực lượng quân đội tay sai

B. Lực lượng quân Mĩ

C. Lực lượng quân Mĩ và tay sai

D. Lực lượng quân Mĩ và quân đồng minh

Câu 2: Trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12.1986) là

A. chính trị.

B. kinh tế.

C. văn hóa.

D. xã hội.

Câu 3: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?

A. Chiến dịch Việt Bắc.

B. Mở chiến dịch Biên Giới.

C. Thành lập căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.

D. Tiến quân Mĩ ở Bình Giã.

Câu 4: Theo thỏa thuận của hội nghị Pốtxđam,quân đội nào kéo vào phía bắc vĩ tuyến 16 của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ?

A. Quân Nhật .

B. Quân Anh .

C. Quân Pháp.

D.Quân Trung Hoa Dân Quốc .

Câu 5: Sau 20 năm chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây có nên kinh tế lớn nhất thế giới?

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Anh.

D. Nhật Bản

Câu 6: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của

A. toàn cầu hóa.

B. Chủ nghĩa li khai.

C. chiến tranh thế giới.

D. Chiến tranh lạnh

Câu 7: Phong trào cách mạng nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?

A. Phong trào cách mạng 1935-1936

B. Phong trào cách mạng 1936-1939

C. Phong trào cách mạng 1939-1945

D. Phong trào cách mạng 1930-1931

Câu 8: Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang

A. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.

B. giữ vững và phát triển thế tiến công.

C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị.

D. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.

Câu 9: Chiến thắng trong chiến dịch Đường 14 – Phước Long đã mở ra khả năng

A. trưởng thành của quân Sài Gòn.

B. thắng lớn của quân ta.

C. trưởng thành của quân đội giải phóng miền Nam.

D. khả năng chiến đấu của quân Mĩ.

Câu 10: Thắng lợi mở đầu của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

A. Đồng Xoài (Bình Phước)

B. Núi thành,Vạn Tường (Quảng Ngãi)

C. Ấp Bắc (Mĩ Tho)

D. Bình Giã (Bà Rịa)

Câu 11: Trong cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kì XIX, khởi nghĩa Bãi Sậy nằm trong phong trào nào sau đây?

A. Cần Vương.

B. Yên Thế.

C. Diết giặc đói.

D. Diết giặc dốt.

Câu 12: Quốc gia nào sau đây là một trong thành viên sáng lập ASEAN?

A. Ấn Độ.

B. Singapo.

C. Bỉ.

D. Hà Lan.

Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).

B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).

Câu 14: Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề gì?

A. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

B. Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu.

C. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính.

D. Vấn đề văn hóa.

Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

B. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 16: Nội dung nào sau đây thuộc lĩnh vực giáo dục trong cuộc vận động Duy Tân ở Việt Nam do Phan Châu Trinh khởi xướng đầu thế kỉ XX?

A. Tiến hành khai thác mỏ than. B. Mở trường học theo lối mới.

C. Phổ cập giáo dục trung học. D. Mở rộng diện tích trồng lúa

Câu 17: Để thực hiện mục tiêu của “chiến lược toàn cầu”, chính quyền Mĩ đã dựa vào

A. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự của mình.

B. sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử.

C. nền tài chính vững mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh.

D. nền khoa học – kĩ thuật tiên tiến và sự hợp tác trong khối NATO.

Câu 18: Đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

A. Liên Xô.

B. Trung Quốc.

C. Mĩ.

D. Italia.

Câu 19: Ở Việt Nam, Nam đồng thư xã - một nhà xuất bản tiến bộ là cơ sở đầu tiên của

A. Hội Việt Nam CMTN

B. Việt Nam quốc dân Đảng

C. Tân việt cách mạng Đảng.

C. Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 20: Nước được mệnh danh là “ lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh”?

A. Cu-ba.

B. Mê-hi-cô.

C. Ác-hen-ti-na.

D. B-ra-xin.

Câu 21: Theo quyết định của hội nghị Ianta (2/1945), những nước nào sau đây trở thành những nước trung lập?

A. Áo, Phần Lan.

B. Đức, Thủy Sĩ.

C. Anh, Pháp.

D. Ba Lan, Nam Tư.

Câu 22: Thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?

A. Chiến dịch Hoà Bình, 1952.

B. Chiến dịch Việt Bắc - thu đông 1947.

C. Chiến dịch Quang Trung, 1951.

D. Chiến dịch Biên Giới – thu đông 1950.

Câu 23: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam?

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Tiểu tư sản

D. Tư sản dân tộc

Câu 24: Nội dung nào sau đây phán ánh không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đều chống chủ nghĩa thực dân mới.

B. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

C. Dẫn đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập.

D. Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Câu 25: Trong giai đoạn 1969 – 1973, Mĩ có hành động nào sau đây ở Việt Nam?

A. Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến.

B. Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến.

C. Vận động các nước Đông Âu tham chiến.

D. Rút quân đồng minh của Mĩ khỏi miền Nam.

Câu 26: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc”. Đó là 3 mục đích mà Đảng ta đã đề ra trong

A. Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

C. Chiến dịch Hòa Bình- Thượng Lào.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 27: Năm 1968, nền kinh tế quốc gia nào đứng thứ trong thế giới tư bản?

A. Nhật Bản.

B. Thái Lan.

C. Inđônexia.

D. Brunây.

Câu 28: Năm 1921, Đảng Bôn sê vích và Lênin thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Kinh tế mới.

B. Chính sách mới.

C. Cải cách Minh Trị.

D. Đổi mới đất nước.

Câu 29: Quốc gia nào sau đây phải chịu trách nhiệm trong việc để chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939 - 1945)?

A. Pháp.

B. Nam Tư.

C. Áo – Hung.

D. Phần Lan.

Câu 30: Nội dung nào sau đây không đúng về nhiệm vụ trước mắt của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?

A. Chống đế quốc và phong kiến.

B. Chống phát xít, chống chiến tranh.

C. Chống chế độ phản động thuộc địa.

D. Đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình.

Câu 31: Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp trong xã hội Việt Nam đã phản ánh tư tưởng nào của Nguyễn Ái Quốc?

A. Đại đoàn kết dân tộc.

B. Xậy dựng hậu phương.

C. Đoàn kết quốc tế.

D. Kháng chiến toàn diện

Câu 32: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A. Mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

B. Chứng minh vai trò của khối liên minh công nông trong thực tiễn.

C. Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

D. Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản là đúng đắn.

Câu 33: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?

A. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.

B. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

C. Nằm trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.

Câu 34: Thực tiễn quá trình xây dựng các mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình cách mạng Việt Nam (1930-1975) cho thấy

A. quá trình xây dựng mặt trận gắn liền với củng cố khối liên minh công nông.

B. mặt trận là một khối đoàn kết không có mâu thuẫn và đấu tranh trong nội bộ.

C. các thành viên tự nguyện tham gia mặt trận, do nhà nước trực tiếp quản lí.

D. mặt trận được xây dựng thành công là nhờ xóa bỏ các mâu thuẫn giai cấp.

Câu 35: Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam có vai trò nào sau đây?

A. Vận động quần chúng tham gia mặt trận dân tộc dân chủ.

B. Châm ngòi cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.

C. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang để khôi phục nền cộng hòa.

D. Góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc.

Câu 36: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân Pháp trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương?

A. Không đầu tư vốn vào các ngành kinh tế có tính chất hiện đại.

B. Hạn chế tối đa nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp.

C. Kinh tế thuộc địa phải phục vụ đối đa cho kinh tế chính quốc.

D. Xóa bỏ phương thức sản xuất cũ để xác lập quan hệ sản xuất mới.

Câu 37: Trong khoảng thời gian từ đầu 9-1945 đến cuối 12-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp trở ngại nào sau đây?

A. Mĩ biến Việt Nam thành tâm điểm của cục diện hai cực, hai phe.

B. Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của các nước phương Tây.

C. Chỉ có một số nước Đồng minh công khai ủng hộ Việt Nam độc lập.

D. Mĩ viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Câu 38: Điểm tương đồng trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 với chiến dịch Hồ Chí Minh 1975?

A. Là trận quyết chiến chiến lược kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến.

B. Phương châm lấy ít địch nhiều lấy yếu đánh mạnh.

C. Tấn công vào cơ quan đầu não của địch.

D. Huy động cao nhất sức mạnh nội lực.

Câu 39: Điểm khác nhau trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 với chiến dịch Hồ Chí Minh 1975?

A. yếu tố thời cơ.

B. tính chất.

C. kết quả.

D. Huy động cao nhất sức mạnh nội lực.

Câu 40: Nội dung của hội nghị nào đã bước đầu khẳng định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 tháng 11/1939.

B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tháng 5/1941.

C. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3/1935.

D. Hội nghị Trung ương Lâm thời của Đảng tháng 10/1930.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Sử trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

    Xem thêm