Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Tiền Tiến, Hải Dương năm 2015 - 2016
Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn
Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Tiền Tiến, Hải Dương năm 2015 - 2016 được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2016 Sở GD&ĐT Hà Nội
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 Sở GD&ĐT Hà Nội
Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Hóa học lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017
TRƯỜNG THCS TIỀN TIẾN | ĐỀ KHẢO SÁT VÀO LỚP 10 THPT (Lần 2) Năm học 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút |
Câu 1 (2,0 điểm):
"... Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường..."
a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác?
b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 2 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:
"Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác"
Câu 3 (5 điểm): Vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn
Câu 1:
a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy. (0,5đ)
b. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
Nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ (0,25đ)
=> Vầng trăng hiện lên sinh động, có hồn như con người.
So sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường (0,25đ)
=> Nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng (vầng trăng không còn ở trên cao xa vời vợi mà đã đến rất gần với con người nhưng con người vẫn coi trăng là người dưng.) (0,25đ)
Liệt kê: Ánh điện, cửa gương. (0,25đ)
=> Tô đậm cuộc sống tiện nghi hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình. (0,25đ)
* Học sinh có thể chỉ ra các biện pháp tu từ sau đó phân tích tác dụng (các biện pháp tu từ góp phần tô đậm cuộc sống tiện nghi hiện đại ở thành phố, vầng trăng vẫn rất gần gũi với con người nhưng con người lại vô tình với vầng trăng, vô tình với quá khứ đẹp đẽ ngày nào....) vẫn cho đủ điểm.
Câu 2:
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh xác định đúng phương pháp làm bài văn nghị luận chứng minh kết hợp với các thao tác giải thích, phân tích đã học ở lớp 7. Lời văn chính xác, chân thật.
- Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc.
- Hạn chế các lỗi về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh thể hiện được những nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu được ý kiến:
Có những cách giao tiếp đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Có những cách giao tiếp mang lại sự đau khổ và lòng thù hận. Để có một kết quả tốt đẹp khi giao tiếp cần phải biết tế nhị và tôn trọng người khác.
b.Thân bài:
1. Giải thích:
- Tế nhị: tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điểm nhỏ thường dễ bị bỏ qua.
- Tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xúc phạm đến.
2. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Tế nhị, tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kì quan trọng trong giao tiếp
- Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hòa, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp. Để biết tế nhị và tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác
- Phê phán những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi lịch đau đớn trong cuộc sống, làm việc gì cũng thất bại.
- Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm "thiếu tế nhị" để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người thì mới mong nhận lại được sự tế nhị (dẫn chứng).
3. Bài học nhận thức- hành động:
Mỗi người phải tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác.
c. Kết bài:
Giao tiếp biết tế nhị và tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh.
Câu 3:
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học, văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc.
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm Làng học sinh cần làm rõ các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.
b. Thân bài: Phân tích cụ thể vẻ đẹp của nhân vật ông Hai
* Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân mang vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp: yêu làng, yêu nước (ở nhân vật này tình yêu làng cũng là tình yêu nước)
Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng mình: nhớ những ngày kháng chiến, nhớ anh em đồng chí...
Luôn quan tâm đến kháng chiến, đến sự nghiệp chung của dân tộc: ông đến phòng thông tin để nghe tin tức về kháng chiến và sung sướng hả hê khi nghe những thông tin có lợi cho ta....
Tình yêu làng, yêu nước được thể hiện sâu sắc và cảm động qua tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng mình theo giặc:
- Từ bất ngờ, hổ thẹn, đau đớn, tủi nhục, lo lắng.
- Bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội.
- Mâu thuẫn nội tâm: yêu làng và thù làng.
- Tấm lòng thủy chung, son sắt với quê hương đất nước thể hiện trong câu chuyện cảm động với đứa con nhỏ.
Yêu làng, yêu nước ông vui sướng, hạnh phúc khi nghe tin cải chính về làng mình: Nét mặt ông tươi vui rạng rỡ, gặp ai ông cũng níu lại cười cười, ông chia quà cho các con, khoe làng...
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Lựa chọn tình huống độc đáo.
- Diễn tả tâm lý nhân vật tinh tế góp phần thể hiện sâu sắc và cảm động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
c. Kết bài: Cảm xúc của bản thân về nhân vật.