Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được

Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được. Được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc được trả lời câu hỏi liên quan đến điện phân nóng chảy NaCl. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến điện phân NaCl nóng chảy. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được

A. Cl2

B. NaOH

C. Na

D. HCl

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Điện phân dung dịch NaCl:

Ở cực âm (catot): trên bề mặt của cực âm có các ion Na+ và phân tử H2O.

Ở đây xảy ra sự khử các phân tử H2O:

2H2O + 2e → H2 + 2OH-.

Ở cực dương (anot): trên bề mặt của cực dương có các ion Cl- và phân tử H2O.

Ở đây xảy ra sự oxi hóa các ion Cl-:

2Cl- → Cl2 + 2e  có các ion Cl- và phân tử H2O.

Đáp án C

Phương trình điện phân dung dịch NaCl

Trên thực tế, sự điện phân muốn NaCl nóng chảy bằng dòng điện 1 chiều đi qua, thấy khí Clo thoát ra ở cực dương (nối với cực dương nguồn điện), và cực âm (nối với cực âm nguồn điện) thi được Natri. Đối với việc điện phân dung dịch NaCl, các bước sẽ diễn ra như sau:

NaCl nóng chảy: NaCl → Na+ + Cl–

Do sự tác dụng của điện trường: Ion âm chuyển về điện cực âm, Ion dương chuyển về điện cực dương

Cực dương (Anot): Xảy ra sự oxy hóa

2Cl– → Cl2 + 2e

Cực âm (Catot): Xảy ra sự khử

2Na+ + 2e → 2Na

Phương trình điện phân:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

Nếu không có màng ngăn thì dung dịch natri hydroxit sẽ tác dụng với khí clo để tạo ra NaOCl (Natri hypochlorite), muối NaCl và nước.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

NaCl + H2O → NaClO + H2

Sau đó NaOCl tiếp tục phản ứng với nước để tạo ra axit hipoclorơ (HClO).

NaClO + H2O → HClO + NaOH

Khi axit HClO sinh ra sẽ làm nhiệm vụ oxy hóa khử với phương trình như sau:

HOCl → HCl + O

Cuối cùng, phần dư còn lại bao gồm Natri hiđroxit và Axit Clohiđric sẽ phản ứng với nhau tạo thành muối và nước.

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế kim loại Na?

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. điện phân dung dịch NaCl.

C. Cho Cu phản ứng với NaCl.

D. Nhiệt phân NaCl.

Xem đáp án
Đáp án A

Phương pháp để điều chế Na là điện phân nóng chảy muối halogen hoặc hidroxit tương ứng của natri

2NaCl \overset{đpnc}{\rightarrow}2Na + Cl2

Câu 2. Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, không có vách ngăn. Sản phấm thu được gồm

A. H2, Cl2, NaOH

B. H2, Cl2, NaOH, nước Giaven

C. H2, Cl2, nước Giaven

D. H2, nước Giaven

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình điện phân có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

Nếu không có màng ngăn thì: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

=> phương trình điện phân: NaCl + H2O → NaClO + H2

Câu 3. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng điện 10A. Khi ở anot có 4 gam khí oxi bay ra thì ngưng. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng đồng thu được ở catot là 16 gam.

B. Thời gian điện phân là 9650 giây.

C. pH của dung dịch trong quá trình điện phân luôn giảm.

D. Không có khí thoát ra ở catot.

Xem đáp án
Đáp án A

nO2 = 0,125 mol

Catot: Cu2+ + 2e → Cu

Anot: 2H2O → O2 ↑ + 4H+ + 4e

=> ne trao đổi = 4.nO2 = 0,5 mol

=> nCu = 0,5 / 2 = 0,25 mol => m = 16 gam => A đúng

t = n.F / I = 4825s => B sai

+) pH của dung dịch ban đầu giảm, khi hết Cu2+ thì nước điện phân ở catot tạo OH-, ở anot tạo ra H+ và nOH- = nH+ nên pH không đổi

+) hết Cu2+, nước điện phân ở catot tạo khí H2

Câu 4. Khi điện phân dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột. Hiện tượng xảy ra sau thời gian điện phân?

A. dung dịch không màu

B. dung dịch chuyển sang màu tím

C. dung dịch chuyển sang màu xanh tím

D. dung dịch chuyển sang màu hồng

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình điện phân: 2KI + 2H2O → 2KOH + I2 + H2

I2 sinh ra làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh.

Câu 5. Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là

A. CuSO4 → Cu + S + 2O2

B. CuSO4 → Cu + SO2 + 2O

C. CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + SO3

D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình điện phân dung dịch CuSO4:

2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

Câu 6. Khi điện phân dung dịch KCl và dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ, ở cực dương đều xảy ra quá trình đầu tiên là

A. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e.

B. 2H2O + 2e → H2 + 2OH-

C. 2Cl- → Cl2 + 2e.

D. Cu2+ + 2e → Cu.

Xem đáp án
Đáp án C

Cực (+) có ion Cl- đi về, xảy ra phản ứng: 2Cl- → Cl2 + 2e.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây về quá trình điện phân dung dịch Na2SO4 là đúng?

A. Na2SO4 giúp giảm điện trở của bình điện phân, tăng hiệu suất điện phân.

B. Trong quá trình điện phân, nồng độ của dung dịch giảm dần.

C. Dung dịch trong quá trình điện phân hoà tan được Al2O3

D. Trong quá trình điện phân thì pH của dung dịch giảm dần.

Xem đáp án
Đáp án A

Na2SO4 tạo bởi ion Na⁺ và SO42-, dễ thấy cả 2 ion đều không bị khử trong dung dịch

⇒ điện phân dung dịch Na₂SO₄ thực chất là điện phân H2O

⇒ Tức vai trò của Na2SO4 chỉ làm tăng độ dẫn điện (Do phân li ra các ion dẫn điện)

hay làm giảm điện trở của bình điện phân ⇒ tăng hiệu suất điện phân H2O

Câu 7. Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân NaCl nóng chảy?

A. Ở catot đều là quá trình khử ion Na+, ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

B. Ở catot đều là quá trình khử nước, ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

C. Ở catot, điện pân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử ion Na+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-

D. Ở catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử ion Na+, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử nước. Ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

Xem đáp án
Đáp án C

Điện phân dung dịch NaCl:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

Điện phân NaCl nóng chảy:

2NaCl → 2Na + Cl2

→ ở catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nỏng chảy là quá trình khử ion Na+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-

Câu 8. Sản phẩm thu được khi điện phân NaOH nóng chảy là gì?

A. Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2.

B. Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2O.

C. Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2O.

D. Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2.

Xem đáp án
Đáp án C

Khi điện phân NaOH nóng chảy thì ở catot (-) xảy ra quá trình khử Na+ thành Na, ở anot (+) xảy ra quá trình oxi hóa OH- thành O2 và H2O

4NaOH ⇔ 4Na + O2 + 2H2O

Câu 9. Điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), sản phẩm của quá trình này gồm

A. K và Cl2.

B. K, H2 và Cl2.

C. KOH, H2 và Cl2.

D. KOH, O2 và HCl.

Xem đáp án
Đáp án C

Cl- (cực dương)← KCl,            H2O → K+ (cực âm)

2Cl- → Cl2 + 2e                   2H2O + 2e →H2 + 2OH-

Phương trình điện phân:

2KCl + 2H2O → 2KOH + Cl2 + H2

Vậy sản phẩm thu được là KOH, Cl2, H2.

Câu 10. Tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và KCl có vài giọt phenolphthalein, hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch luôn không màu.

B. Dung dịch luôn màu hồng.

C. Dung dịch không màu chuyển thành hồng.

D. Dung dịch không màu chuyển thành xanh.

Xem đáp án
Đáp án C

Tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và KCl có vài giọt phenolphthalein, hiện tượng quan sát được là: Dung dịch không màu chuyển thành hồng.

Quá trình

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 (điện phân điện phân dung dịch có màng ngăn)

Câu 11. Quá trình điện phân dung dịch Cu(NO3)2 ( điện cực trơ, màng ngăn xốp), sản phẩm thu được khi điện phân là:

A. Cu, HNO3 ,O2

B. Cu,O2

C. Cu, HNO3

D. Cu, HNO3, H2

Xem đáp án
Đáp án A

Cu(NO3)2 → Cu2+ + NO3-

Catot (-) Cu2+, H2O

Cu2+ + 2e → Cu

Anot (+) NO3-, H2O

2H2O -2e → 1/2O2 + 2H+

=> Sau điện phân : Cu + HNO3 + O2

Câu 12. Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch KCl và điện phân KCl nóng chảy?

A. Ở catot đều là quá trình khử ion K+, ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

B. Ở catot đều là quá trình khử nước, ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

C. Ở catot, điện pân dung dịch KCl là quá trình khử nước, điện phân KCl nóng chảy là quá trình khử ion K+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-

D. Ở catot, điện phân dung dịch KCl là quá trình khử ion K+, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử nước. Ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

Xem đáp án
Đáp án C

Điện phân dung dịch KCl:

2KCl + 2H2O → 2KOH + Cl2 + H2

Điện phân NaCl nóng chảy:

2KCl → 2K + Cl2

→ ở catot, điện phân dung dịch KCl là quá trình khử nước, điện phân KCl nỏng chảy là quá trình khử ion K+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-

Câu 13. Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân NaCl nóng chảy?

A. Ở catot đều là quá trình khử ion Na+, ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

B. Ở catot đều là quá trình khử nước, ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

C. Ở catot, điện pân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử ion Na+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-

D. Ở catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử ion Na+, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử nước. Ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-

Xem đáp án
Đáp án C

Điện phân dung dịch NaCl:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

Điện phân NaCl nóng chảy:

2NaCl → 2Na + Cl2

→ ở catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nỏng chảy là quá trình khử ion Na+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-

------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được tới bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 12...

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Ôn tập Hóa 12

    Xem thêm