Dòng điện cảm ứng
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Vật lý 11: Từ thông - Hiện tượng cảm ứng điện từ. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến đến hiện tượng cảm ứng điện từ. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi, bài tập củng cố, sẽ giúp bạn đọc nắm chắc kiến thức hơn, từ đó vận dụng vào làm các bài kiểm tra đạt kết quả tốt nhất.
Dòng điện cảm ứng
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng: Khi đưa nam châm lại gần hoặc xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
Trường hợp 1: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên đặt trong từ trường của một nam châm.
Trường hơp 2: Khi đóng hay ngắt mạch điện, từ trường của nam châm đột ngột xuất hiện hay biến mất. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn biến thiên (tăng hoặc giảm). Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. hoàn toàn ngẫu nhiên.
B. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
C. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
Đáp án C
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về định luật Lenxơ?
A. Dòng điện cảm ứng có chiều mà có số đường sức từ tăng hoặc giảm đi
B. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra cùng chiều với nguyên nhân đã sinh ra nó
C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra ngược chiều với nguyên nhân đã sinh ra nó.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Định luật lenxơ:
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Câu 2. Trong một mạch kín độ lớn của suất điện động cảm ứng được xác định theo công thức nào sau đây:
A. eC = |ΔΦ|/Δt
B. eC = -|ΔΦ|/Δt
C. eC = |Δt|/ΔΦ
D. eC = −ΔΦ.Δt
Câu 3. Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều. Cảm ứng từ B có độ lớn biến đổi theo thời gian. Cho biết cường độ dòng điện cảm ứng là 0,45A, điện trở của khung là (R =2 Ω) và diện tích của khung là S = 0,01 m2. Suất điện động cảm ứng có độ lớn là :
A. 1 V
B. 0,9 V
C. 2V
D. 0,45 V
Ta có: IC = |eC|R → |eC| = ICR = 0,45.2 = 0,9V
Câu 4. Từ thông là từ trường được sinh ra từ một khung dây đồng cuốn thành vòng tròn. Về số vòng thì tùy thuộc ứng dụng để quấn. Số vòng dây này sẽ đi xuyên qua một thanh nam châm vĩnh cửu. Vậy từ thông có đơn vị là gì:
A. Tesla (T)
B. Phi (Φ)
C. Ampe (A)
D. Vôn (V)
Ký hiệu của từ thông Φ hay còn gọi là phi. Ngoài ra; từ thông còn được gọi là Vebe ký hiệu theo đơn vị là Wb. Đa phần đều sử dụng Φ là ký hiệu thông dụng phổ biến của từ thông
----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.