Khoa học 4 bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?
Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?
Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 32: Không khí gồm những thành phần nào? có lời giải đầy đủ các phần SGK Khoa học 4 trang 66, 67 giúp các em học sinh nhận biết các thành phần của không khí. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.
Giải bài tập SGK Khoa học 4 trang 66, 67
Thực hành (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 66)
Đốt cháy một cây nến, gắn vào một đĩa thuỷ tinh rồi rót nước vào đĩa. Lấy một lọ thuỷ tinh úp lên cây nến đang cháy (như hình 1). Mô tả hiện tượng xảy ra sau khi úp lọ thủy tinh.
Trả lời:
+ Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
+ Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
+ Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
Quan sát và trả lời (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 67)
Đặt lọ nước vôi trong trên bàn (hình 3a). Sau vài ngày lọ nước vôi còn trong nữa không?
Trả lời:
Ở hình a lọ nước vôi rất trong
Sau 3 ngày, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục.
Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 67)
Trong không khí, ngoài khí ô-xi và khí ni-tơ còn chứa những thành phần nào khác?
Trả lời:
Không khí gồm cóp hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
Lý thuyết Không khí gồm những thành phần nào?
Qua nhiều thí nghiệm, đã phát hiện: không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni – tơ không duy trì sự cháy.
Thí nghiệm trên cho biết, trong không khí có chứa các-bô-níc. Khi khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xy. Thành phần khí không duy trì sự cháy là khí ni-tơ. Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni-tơ gấp 4 lần lượng khí ô-xy trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp. Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục. Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn.
>> Bài trước: Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 31: Không khí có những tính chất gì?
>> Bài liên quan: Giải Vở bài tập Khoa học 4 bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?
- Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 35: Không khí cần cho sự cháy
- Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 36: Không khí cần cho sự sống
- Khoa học 4 bài 37: Tại sao có gió
- Khoa học 4 bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
- Khoa học 4 bài 39: Không khí bị ô nhiễm
- Khoa học 4 bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Khoa học 4 bài 41: Âm thanh
- Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 42: Sự lan truyền âm thanh
- Khoa học 4 bài 43: Âm thanh trong cuộc sống
- Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 44: Âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo)
- Khoa học 4 bài 45: Ánh sáng
- Khoa học 4 bài 46: Bóng tối
- Khoa học 4 bài 47: Ánh sáng cần cho sự sống
- Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 48: Ánh sáng cần cho sự sống (tiếp theo)
- Khoa học 4 bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
- Khoa học 4 bài 50: Nóng, lạnh và nhiệt độ
- Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo)
- Khoa học 4 bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
- Khoa học 4 bài 53: Nguồn nhiệt
- Khoa học 4 bài 54: Nhiệt cần cho sự sống
- Khoa học 4 bài 55, 56: Ôn tập vật chất và năng lượng