Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học 4 bài 53: Nguồn nhiệt

Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 53: Nguồn nhiệt có lời giải đầy đủ các phần SGK Khoa học 4 tập 2 trang 106, 107 giúp các em học sinh hiểu được vật tỏa nhiệt, các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày, các biện pháp tiết kiệm nguồn nhiệt. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết tài liệu lớp 4.

>> Bài trước: Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

Giải bài tập SGK Khoa học 4 trang 106, 107

Trả lời câu hỏi Khoa học lớp 4 Bài 53 trang 106

Những vật nào là nguồn toả nhiệt cho các vật xung quanh? Hãy nói về vai trò của chúng.

Giải bài tập Khoa học 4 | Trả lời câu hỏi Khoa học 4

Trả lời:

+ Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô tóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh để tạo thành muối, …

+ Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước, …

+ Lò sưởi điện làm cho không khí nóng lên vào mùa đông, giúp con người sưởi ấm, …

+ Bàn là điện: giúp ta là khô quần áo, …

+ Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông, …

+ Các nguồn nhiệt dùng vào việc: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm, …

+ Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa.

Trả lời câu hỏi Khoa học lớp 4 Bài 53 trang 107

- Bạn có biết những nguồn nhiệt nào khác?

Trả lời:

Những nguồn nhiệt khác như:

+ Ánh sáng Mặt Trời, bàn là điện, bếp điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, máy sấy tóc, lò sưởi điện ...

+ Lò nung gạch, lò nung đồ gốm …

Nhà bạn sử dụng những nguồn nhiệt nào?

Trả lời:

Nhà em sử dụng các nguồn nhiệt như: bếp ga, năng lượng mặt trời, bếp củi, máy sấy tóc,...

- Nêu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày. Để đảm bảo an toàn, chúng ta phải làm gì?

Trả lời:

- Bị cảm nắng.

- Bị bỏng do chơi đùa gần các vật toả nhiệt: bàn là, bếp than, bếp củi, …

- Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.

- Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi.

- Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to.

Bạn có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày?

Trả lời:

Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:

+ Tắt bếp điện khi không dùng.

+ Không để lửa quá to khi đun bếp.

+ Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn.

+ Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm.

+ Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không cần thiết cho nhiều than hay củi.

+ Không đun thức ăn quá lâu.

+ Không bật lò sưởi khi không cần thiết.

Trả lời câu hỏi Khoa học lớp 4 Bài 53 trang 107

Bạn có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày?

Trả lời:

Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:

  • Tắt bếp điện khi không dùng.
  • Không để lửa quá to khi đun bếp.
  • Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn.
  • Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm.
  • Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không cần thiết cho nhiều than hay củi.
  • Không đun thức ăn quá lâu.
  • Không bật lò sưởi khi không cần thiết.

Lý thuyết bài 53 Các nguồn nhiệt

Các nguồn nhiệt là:

  • Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga, … giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.
  • Bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm, nấu chín thức ăn hay làm nóng chảy một vật nào đó.
  • Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn không bị lạnh đi.

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 54: Nhiệt cần cho sự sống

Đánh giá bài viết
160 17.767
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hà Linh nèhh
    Hà Linh nèhh

    hế lô

    Thích Phản hồi 22/03/22

    Giải bài tập Khoa học 4

    Xem thêm