Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 23

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 23 trang 117: Em biết gì thêm về trận Rạch Gầm – Xoài Mút?

Trả lời:

Trận Rạch Gầm – Xoài Mút:

- Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

⇒ Trận Rạch Gầm – Xoài Mút kết thúc thắng lợi là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm nở nước ta. Nó đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 23 trang 119: Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung.

Trả lời:

Ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ của vua Quang Trung:

Nội dung khẳng định:

• Khẳng định ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán của người Việt Nam (để tóc dài và nhuộm răng đen).

• Nói lên quyết tâm đánh giặc.

• Khẳng định nước Nam anh hùng là có chủ.

⇒ Lời hiểu dụ nói lên mục đích ra Bắc của nghĩa quân, thể hiện tinh thần quyết tâm đánh gặc và đồng thời động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 23 trang 119: Hãy cho biết đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh.

Trả lời:

- Đặc điểm cuộc kháng chiến chống quân Thanh:

• Đối đầu với kẻ thù mạnh, lực lượng của ta yếu hơn địch nhiều.

• Diễn ra trong thời gian ngắn với cuộc hành quân thần tốc, đánh nhanh thắng nhanh.

• Nghệ thuật chớp thời cơ độc đáo đánh vào dịp Tết.

• Huy động được sức mạnh của toàn dân.

• Đánh tan âm mưu xâm lược của chính quyền nhà Thanh đồng thời cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 23 trang 120: Vương triều của Quang Trung đã làm được những gì? Đánh giá những việc làm đó.

Trả lời:

Đánh giá vai trò của vương triều của Quang Trung:

- Đánh bại các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước.

- Tiến hành hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh.

- Xây dựng vương triều mới vơi nhiều chính sách tiến góp phần ổn định và phát triển đất nước.

- Chính sách đối ngoại tích cực: Vua Quang Trung đặt quan hệ hoà hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.

⇒ Đánh giá: Vương triều Tây Sơn tuy tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có đóng góp lớn đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc.

• Bước đầu thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

• Tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

• Đất nước được khôi phục và bước đầu phát triển.

Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 120: Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước.

Trả lời:

Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).

- Lật đổ chính quyền Trịnh - Lê ở Đàng Ngoài (1786).

⇒ Như vây, từ 1771 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Bài 2 trang 120 Lịch Sử 10: Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh.

Trả lời:

- Đặc điểm cuộc kháng chiến chống quân Thanh:

• Đối đầu với kẻ thù mạnh, lực lượng của ta yếu hơn địch nhiều.

• Diễn ra trong thời gian ngắn với cuộc hành quân thần tốc, đánh nhanh thắng nhanh.

• Nghệ thuật chớp thời cơ độc đáo đánh vào dịp Tết.

• Huy động được sức mạnh của toàn dân.

• Đánh tan âm mưu xâm lược của chính quyền nhà Thanh đồng thời cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam.

- Nguyên nhân thắng lợi:

• Vai trò lãnh đạo tài tình của Quang Trung.

• Tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân.

• Nhân dân nhiệt tình ủng hộ đặc biệt là quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

Bài 3 trang 120 Lịch Sử 10: Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh?

Trả lời:

- Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 – 1792):

• Nguyễn Huệ cùng với 2 người anh em của mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ, dựng cờ khởi nghĩa Tây Sơn, với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, bước đầu hoàn thành quá trình thống nhất đất nước.

• Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị đất nước tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, Nguyễn Huệ - Quang Trung đã có vai trò quan trọng:

• Lãnh đạo trực tiếp nghĩa quân Tây Sơn.

• Chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.

• Đã đưa ra những kế sách đánh giặc tài tình.

Đánh giá bài viết
1 326
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm