Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 1
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Giải bài tập trang 9 SGK Sinh học lớp 10: Các cấp tổ chức của thế giới sống
Giải bài tập trang 12, 13 SGK Sinh học lớp 10: Các giới sinh vật
Giải bài tập trang 18 SGK Sinh học lớp 10: Các nguyên tố hóa học và nước
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 1 trang 6: Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?
Trả lời:
- Sinh vật có thể lớn lên, sinh trưởng và sinh sản.
- Sinh vật có khả năng cảm ứng để trả lời lại các kích thích của môi trường.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 1 trang 6: Quan sát hình 1 và giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Trả lời:
- Mô là tập hợp các tế bào có cấu trúc tương tự nhau và cùng thực hiện một chức năng tương tự.
- Cơ quan là là tập hợp các mô, nhiều cơ quan kết hợp tạo thành các hệ cơ quan.
- Cơ thể là tập hợp các cơ quan, hệ cơ quan và có thể tồn tại độc lập và có đầy đủ các đặc trưng sống.
- Quần thể là 1 nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong 1 sinh cảnh, 1 khoảng thời gian xác định, các cá thể của quần thể có thể giao phối với nhau để tạo ra thế hệ sau.
- Quần xã là tập hợp nhiều quần thể khác loài cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, 1 khoảng thời gian xác định.
- Hệ sinh thái: bao gồm các quần xã và sinh cảnh.
Câu 1 trang 9 Sinh học 10: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản.
Trả lời:
- Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
- Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.
Câu 2 trang 9 Sinh học 10: Đặc tính nổi bật của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.
Trả lời:
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...
- Ví dụ:
+ Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.
+ Cơ thể của con tôm được cấu tạo từ rất nhiều tế bào.
Câu 3 trang 9 Sinh học 10: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
Trả lời:
Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
- Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.
- Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh vật tật.
Câu 4 trang 9 Sinh học 10: Hãy chọn câu trả lời đúng nêu dưới đây.
Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:
a) Chúng sống trong những môi trường giống nhau.
b) Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.
c) Chúng đều có chung một tổ tiên.
d) Tất cả các điều nêu trên đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: c.