Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 31

Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 31 trang 121: Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục (do chứa nhiều vi khuẩn) bỗng dưng trở nên trong?

Trả lời:

Do bình nuôi vi khuẩn bị nhiễm phage, phage phá vỡ màng tế bào và tiêu diệt vi khuẩn làm bình trở nên trong.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 31 trang 122: Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 31 trang 122

Trả lời:

- Bệnh do virus là viêm não Nhật Bản.

- Để tránh các bệnh này ta cần tiêu diệt vật trung gian là muỗi bằng các biện pháp:

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 31 trang 124: Hãy nêu tầm quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng 1 nền nông nghiệp bền vững.

Trả lời:

- Đấu tranh sinh học là dùng sinh vật kiểm soát sinh vật để khắc chế những sinh vật có hại cho nông nghiệp. Hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

- Các loại sinh vật có ích được nuôi và phân tích về khả năng phát triển và tầm ảnh hưởng đến cây trồng, khả năng tiêu diệt các loại sinh vật có hại khác. Ngoài ra trong đấu tranh sinh học còn bao gồm sử dụng các chế phẩm vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh nguồn gốc thực vật....

- Sử dụng đấu tranh sinh học làm cân bằng sinh thái và phát triển hàng hóa bền vững, sẽ tạo ra một quy luật của tự nhiên và hạn chế đến mức thấp nhất các loại hóa chất....

Câu 1 trang 124 Sinh học 10: Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào?

Trả lời:

Nếu trong quy trình sản xuất không đúng, gây nhiễm phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men sẽ bị chết. Phải hủy bỏ, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.

Câu 2 trang 124 Sinh học 10: Virut thực vật lan truyền theo con đường nào?

Trả lời:

Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ trĩ, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.

Câu 3 trang 124 Sinh học 10: Hãy nêu vai trò của virut trong sản xuất các chế phẩm sinh học.

Trả lời:

Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học:

- Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men.

- Nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin... với số lượng nhiều, giá thành rẻ.

Đánh giá bài viết
3 1.439
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất

    Xem thêm