Giáo án bài Ôn tập văn nghị luận
Giáo án Ngữ văn lớp 7
Giáo án bài Ôn tập văn nghị luận được biên soạn kỹ lưỡng bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm nhằm hỗ trợ các thầy cô có thể mang về cho mình nhiều kiến thức hay trong quá trình soạn giáo án, đồng thời giúp các em học sinh nhanh chóng hiểu được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm chắc khái niệm và phương pháp làm bài văn nghị luận qua các văn bản nghị luậnđã học.
- Tạo được một văn bản nghị luận dài khoảng 500 từ theo các thao tác lập luận đã học (Chứng minh).
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số kiến thức liên quan đến đọc – hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu, và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.
- Trình bày lập luận có lí, có tình.
3. Thái độ:
Tích cực, tự giác ôn tập chu đáo để nắm vững hơn các bài văn nghị luận đã học.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra trong giờ ôn tập
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Chúng ta đã học các văn bản nghị luận hôm nay chúng ta sẽ ôn tập các văn bản nghị luận đã học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG BÀI DẠY |
* HOẠT ĐỘNG 1: Tóm tắt nội dung, tóm tắt nghệ thuật: - HS: Thảo luận nhóm 10 - Hs: Cử đại diện lên bảng điền. - GV: Chốt sửa sai. | I. TÌM HIỂU CHUNG: |