Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo theo CV 5512
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 5: Yêu thương con người (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 5: Yêu thương con người (tiết 2)
Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, sự cần thiết phải tôn sư trọng đạo.
2. Kĩ năng: HS biết rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
3. Thái độ: HS có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo, biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn với thầy giáo, cô giáo.
4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, SBTCD 7. Tranh minh họa; sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn sư...
HS: Tìm đọc truyện: "Thầy dắt tôi suốt cả cuộc đời".
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học dự án - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học theo nhóm | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về tôn sư trọng đạo
Phương thức thực hiện:
- Hoạt động chung cả lớp, cá nhân
Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hát bài hát “Khi tóc thầy bạc”? Em cảm nhận được điều gì từ bài hát trên?
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: chia sẻ những cảm nhận của mình
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: cảm nhận của hs
*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
GV: Sống ở đời nhất là ơn cha, ơn mẹ sau là ơn thầy. Trong cuộc đời của những người thành đạt, nên người không ai là không có thầy cả. Vậy chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với thầy cô giáo đã và đang dạy mình....
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc. 1. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ GV gọi HS đọc truyện 1. GV: cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian? 2. GV: Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình? 3. GV: HS kể lại kỉ niệm về những ngày thầy dạy nói lên điều gì? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs 1. HS: Sau 40 năm xa cách. 2. HS: -Học trò vây quanh thầy, chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm. -Không khí của buổi gặp mặt cảm động -Thầy trò tay bắt mặt mừng. 3. HS: -Bày tỏ lòng biết ơn của HS đối với thầy giáo. *Báo cáo kết quả: nhóm báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV: Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ em? HS: +Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo +Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau +Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở, biết nhận và sửa lỗi. GV nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học 1. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm, biểu hiện của tôn sư, trọng đạo. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ GV giải thích từ Hán Việt:sư, đạo. GV: Thế nào là tôn sư? GV: Theo em trọng đạo là gì? GV gọi HS giải thích câu tục ngữ: GV: chia HS làm 2 nhóm thảo luận: 1. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ sau: “Học thầy không tày học bạn ” 2. Có người cho rằng: "Kính trọng thầy là không được phép có ý kiến, việc làm trái lời thầy". Các em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?. HS: Các nhóm lần lượt trình bày, bổ sung, nhận xét sau đó GV chốt lại.GV gọi HS giải thích câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. GV: kết luận ý nghĩa của câu tục ngữ. Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên còn đúng nữa không? GV: Hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? GV: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa ntn đối với mỗi chúng ta? Cụ thể? Từ những h/a trên em cho biết tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào với bản thân và với xã hội? + Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội. + Đối với xã hội: Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình, đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội. Vì sao chúng ta cần phải gìn giữ truyền thống ấy cho đến nay và mai sau? - Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung thể hiện đạo lí làm người. 2. - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV dùng pp khăn trải bàn y/c hs thảo luận vào giấy A0. Nhóm 1-3: Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện thiếu tôn trọng thầy cô của một số HS trong thời gian gần đây? Nhóm 2-4: Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo? HS trình bày: Nhận xét, bổ sung Nhóm 2-4 - Tôn trọng thầy cô: chào hỏi, xin phép, thưa gửi… - Thăm hỏi khi thầy cô ốm đau, nhân ngày lễ tết, viết thư thăm hỏi … - Luôn làm những điều tốt theo lời thầy dạy. - Khi mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa lỗi trước thầy cô. - Chăm chỉ học tập vâng lời thầy cô. Từ những biểu hiện hành vi trên em cho biết thái độ của em với hành vi đó? Hãy nêu cách rèn luyện? | 1.Truyện đọc:
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu
2 .Nội dung bài học; a. Tôn sư,trọng đạo: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi.Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người. */ Biểu hiện Tôn trọng, lễ phép… b. Ý nghĩa: - Tôn sư, trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người. c. Cách thực hiện - Luôn biết chăm chú lắng nghe thầy cô giảng, lễ phép, vâng lời thầy cô. - Luôn có ý thức tự giác học bài làm bài khi đến lớp… |
c. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho hs đọc và xác định yêu cầu Bài tập b- sgk Yêu cầu hs giải thích 1 số câu tục ngữ, ca dao, châm ngôn: + Không thầy đố mày làm nên. - Ý nói đến công lao của thầy cô giáo dạy dỗ, khuyên mọi người phải nhớ công ơn của thầy cô giáo. + Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) -Ý nói thầy cô giáo có công khai sáng trí tuệ cho học sinh,dù thầy dạy nhiều hay dạy ít cũng cần phải kính trọng. + Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. - Khuyên nhủ mọi người trong đó có cha mẹ học sinh phải biết yêu kính thầy cô giáo. Bài tập c: Xác định yêu cầu HS: trình bày GV: Nhận xét, cho điểm. | 3. Bài tập Bài a: Đáp án: - Hành vi: 1, 3 tôn sư trọng đạo. - Hành vi 2, 4 cần phê phán. Bài tập b: Những câu ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo là : - Ca dao: Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. - Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên. Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy. Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Trọng thầy mới được làm thầy. - Châm ngôn: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Bài tập c: câu đúng 2, 4, 5 |
- Học sinh tiếp nhận…
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém
- Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn
Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, vấn đáp, thuyết trình…
Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy nêu việc làm cụ thể của mình thể hiện tôn sư trọng đạo?
Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường em cần làm gì thực hiện tốt truyền thống này?
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm: hs trả lời
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Em hãy sưu tầm câu tục ngữ, ca dao hay danh ngôn hoặc câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
Giáo án môn GDCD lớp 7
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, sự cần thiết phải tôn sư trọng đạo.
2. Kĩ năng: HS biết rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
3. Thái độ: HS có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo, biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn với thầy giáo, cô giáo.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, SBTCD 7. Ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn sư...
- HS: Bài cũ, bài soạn, tìm đọc truyện: "Thầy dắt tôi suốt cả cuộc đời".
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những biểu hiện của yêu thương con người?
- Vì sao phải yêu thương con người? Cho ví dụ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
*Hoạt động 1 Khai thác nội dung truyện đọc: GV gọi HS đọc truyện GV: cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian? HS: GV: Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình? HS: GV: HS kể lại kỉ niệm về những ngày thầy dạy nói lên điều gì? HS: GV bổ sung kết luận. GV: Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ em? HS: GV nhận xét cho điểm. *Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học. GV giải thích từ Hán Việt:sư, đạo. GV: Thế nào là tôn sư? HS: GV: Theo em trọng đạo là gì? GV gọi HS giải thích câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. GV: kết luận ý nghĩa của câu tục ngữ. Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên còn đúng nữa không? HS: GV: Hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? HS: GV: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa ntn đối với mỗi chúng ta? HS: GV: Kết luận. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. GV: chia HS làm 2 nhóm thảo luận: 1. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ sau: “Học thầy không tày học bạn ” 2. Có người cho rằng: "Kính trọng thầy là không được phép có ý kiến, việc làm trái lời thầy". Các em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?. HS: Các nhóm lần lượt trình bày, bổ sung, nhận xét sau đó GV chốt lại. *Hoạt động 4 Luyện tập Bài a (SGK) HS: Bài c (SGK) HS: GV: Nhận xét, cho điểm. | I. Truyện đọc: -Sau 40 năm xa cách. -Học trò vây quanh thầy, chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm. -Không khí của buổi gặp mặt cảm động -Thầy trò tay bắt mặt mừng. -Bày tỏ lòng biết ơn của HS đối với thầy giáo. +Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo +Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau +Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở, biết nhận và sửa lỗi. II. Nội dung bài học 1. Tôn sư là: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi. 2. Trọng đạo là: Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người. * Biểu hiện: - Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô giáo. - Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô. 3. Ý nghĩa: - Tôn sư, trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung thể hiện đạo lí làm người. III. Bài tập Bài a: Đáp án: - Hành vi: 1, 3 tôn sư trọng đạo. - Hành vi 2, 4 cần phê phán. Bài c: Đáp án: 2, 4, 5 |
4. Củng cố: GV tổ chức cho HS hát về thầy cô.
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập b, d SGK/17
- Xem trước bài 7.
- HS thực hiện tốt ATGT.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới