Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 11

Giáo án Lịch sử 8 bài 11 Kết nối tri thức

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức bài 11 Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Lịch sử được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Lịch sử 8 chương trình mới.

Tuần: Ngày soạn:

Tiết 24,25 Ngày dạy:

BÀI 11. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA KHOA HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân

-Trình bày được một số hoạt động chính của C. Mac, Ph.Angghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Trình bày được những nét chính về Công xã Pa- ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.

- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ( phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các đảng và các tổ chức cộng sản, …)

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Sưu tầm được các tài liệu về C.Mác, Ph. Ăng- ghen, V.I.Lê- nin, Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ 2; về Công xã Pa-ri.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Phân tích được các sự kiện cơ bản của bài bằng phương pháp tư duy lịch sử.

3. Phẩm chất

+ Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.

+ Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án, PHT

- Máy tính, máy chiếu

- Tranh ảnh về các phong trào đấu tranh của công nhân thế giới, về các lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới như C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê- nin.

2. Học sinh

- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: GV cho học sinh xem Hình 11.1 và Hình 11.2

c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về C.Mác và Ph. Ăng – ghen, nội dung tuyên ngôn của Đảng cộng sản

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS xem hình

Quan sát kênh hình, hãy chia sẻ hiểu biết của em về các nhân vật cũng như những sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật và tác phẩm đó?

Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX, cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Đưa đến sự ra đời của giai cấp công nhân và trở thành lực lượng chính trong các cuộc cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự thành lập Công xã Pa-ri – Mô hình nhà nước của giai cấp vô sản trên thế giới.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của giai cấp công nhân

a. Mục tiêu: Tìm hiểu sự ra đời của giai cấp công nhân

b. Nội dung: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của nước tư bản, sự ra đời của giai cấp công nhân – trở thành giai cấp cơ bản trong xã hội

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi

1. Cuộc cách mạng công nghiệp đã có tác động như thế nào đối với kinh tế và xã hội?

2. Tại sao ngay từ khi vừa mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống lại tư bản chủ nghĩa?.

3. Các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân

Nhiệm vụ 2:

1. Giáo viên cho HS thảo luận nhóm bàn: Quan sát và tìm hiểu nội dung kênh hình 11.3 /48 và giải thích: Tại sao phong trào Hiến chương ở Anh năm 1848 lại được coi là phong trào đấu tranh mang tính chính trị của giai cấp công nhân Anh? Kết quả phong trào đó như thế nào? Ý nghĩa của phong trào?

2. Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân trong giai đoạn này?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Nhiệm vụ 1

1. Cuộc cách mạng công nghiệp đã có tác động như thế nào đối với kinh tế và xã hội?

- CMCN đã chuyển xã hội loài người từ nền văn minh nông sang nền văn minh công nghiệp:

+ Kinh tế: Thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện

Xã hội: Giai cấp nông dân bị mất ruộng đất, ra thành thị làm thuê trong các hầm mỏ, xí nghiệp => Trở thành giai cấp công nhân trong xã hội

2. Tại sao ngay từ khi vừa mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống lại tư bản chủ nghĩa?.

- Giai cấp công nhân bị giai cấp tư bản áp bức, bóc lột nặng nề: Lao động nặng nhọc trong nhiều giờ, lương thấp, điều kiện ăn ở tồi tàn. Nơi sản xuất nóng bức-mùa hè, lạnh giá- mùa đông, môi trường ô nhiễm, đặc biệt ở các xưởng dệt bông có nhiều bụi rất hại phổi. Sức khoẻ cn giảm sút nhanh chóng, nhất là phụ nữ, trẻ em mắc nhiều bệnh hiểm nghèo: đau xương sống, chân đi vòng kiềng…chết yếu hoặc tuổi thọ thấp không quá 40 tuổi.

3. Các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân

- Đập phá máy móc, bãi công, biểu tình…

- Nhiệm vụ 2:

1. Quan sát, tìm hiểu kênh hình 11.3 và giải thích: Trong quá trình đấu tranh giai cấp công nhân ở Anh nhận thấy sự đoàn kết có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế mà cả về chính trị. Phong trào hiến chương ở Anh do Hội công nhân Luân Đôn tổ chức đòi quyền bầu cử quốc hội theo lối phổ thông đầu phiếu và bình đẳng. Bản kiến nghị với hơn 5 triệu chữ kí được 20 công nhân khiêng trong chiếc hòm to, theo sau là hàng ngàn người =>gửi lên Nghị Viện -.Nhân dân chào đón hân hoan nhưng nghị viện không chấp nhận.

=>Chứng tỏ phong trào có tính quần chúng rộng rãi, tính tổ chức và mục đích chính trị rõ nét.

2. Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân trong giai đoạn này?

-Phong trào công nhân đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Quốc tế =>tạo điều kiện cho lí luận cách mạng ra đời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Gv kết luận: Cuối thế kỉ XVIII kinh tế các nước tư bản ngày càng phát triển đưa tới sự ra đời của giai cấp công nhân. Ngay từ khi vừa ra đời, công nhân đã đấu tranh chống lại gia cấp tư bản. Mặc dù phát triển mạnh mẽ những cuối cùng vẫn bị thất bại .Yêu cầu đặt ra giai đoạn này để giành được thắng lợi thì phong trào công nhân phải được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ ,thống nhất, xây dựng đường lối chính trị đúng đắn. Sự xuất hiện của C. Mác và Ph. Ăng – ghen và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của lịch sử thười kỳ này. Vậy...

1. Tìm hiểu sự ra đời của giai cấp công nhân

- CMCN đã chuyển xã hội loài người từ nền văn minh nông sang nền văn minh công nghiệp:

* Kinh tế: Thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện

* Xã hội:

- Giai cấp nông dân bị mất ruộng đất, ra thành thị làm thuê trong các hầm mỏ, xí nghiệp => Trở thành giai cấp công nhân trong xã hội

- Giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột => mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc

=>Trong những năm 30-40 giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thức cách mạng.

Hoạt động 2: Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng- ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

a. Mục tiêu: Tìm hiểu những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng- ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

b. Nội dung: C. Mác và Ph. Ăng ghen đã trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế. Tuyên ngôn Đảng cộng sản được tuyên bố đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 2 và trả lời các câu hỏi theo cấu trúc:

1. C. Mác và Ph. Ăng – ghen là ai?

2. Dựa vào bảng thống kê trong sgk hãy lập trục thời gian thể hiện những hoạt động của C. Mác và Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

3. Yêu cầu HS làm việc theo bàn theo nhóm: Vì sao C. Mác và Ph. Ăng-ghen lại đưa ra khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”? Khẩu hiệu đó có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào công nhân?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh sáng tạo, hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

1. 1. C. Mác và Ph. Ăng – ghen là ai?

-Tư liệu SGK/ 49

2. Dựa vào bảng thống kê trong sgk hãy lập trục thời gian thể hiện những hoạt động của C. Mác và Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- HS lập trục thời gian theo ý tưởng của mình, khuyến khích ý tưởng hợp lí và sang tạo.

-GV chọn bất kỳ sản phẩm của HS phân tích và chốt lại ý.

3. Yêu cầu HS làm việc theo bàn theo nhóm: Vì sao C. Mác và Ph. Ăng-ghen lại đưa ra khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước liên hơp lại”? Khẩu hiệu đó có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào công nhân?

- Trong cuộc đấu tranh cam go với giai cấp tư sản, muốn thắng lợi thì nhất thiết giai cấp vô sản phải thống nhất ý chí và hành động, phải xây dựng được tình đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản trên toàn thế giới. Vì vậy, kết thúc bản Tuyên ngôn, các ông đã kêu gọi: “Vô sản các nước liên hợp lại!”

- Ý nghĩa : Giai cấp công nhân đã giác ngộ, đoàn kết giai cấp vô sản các dân tộc bị áp bức trên phạm vi toàn thế giới trong cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ không có người bóc lột người. Đưa đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Một số nội dung GV nhấn mạnh trong bài:

GV giới thiệu 1 số nội dung chính trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản : Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và bốn chương. Lời mở đầu nêu mục đích, nguyện vọng của những người cộng sản,

Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”.

GV kết luận: Qua tư tưởng của C. Mác và Ăng-ghen, dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản, giai cấp công nhân đã giác ngộ, đoàn kết giai cấp vô sản các dân tộc bị áp bức trên phạm vi toàn thế giới trong cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ không có người bóc lột người. Đưa đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học trên thé giới.

2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng- ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

a. C. Mác và Ph. Ăng – ghen

b. Một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 11

Trên đây là Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 11 Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm