Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 10

Giáo án môn Địa lý 6

Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm: 3 lớp (Vỏ, trung gian, lõi)
  • Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, trạng thái, tính chất về nhiệt độ.
  • Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do 7 mảng lớn và nhỏ.
  • Các địa mảng có thể di chuyển, tách xa nhau hoặc xô vào nhau,
  • Tạo nên các hiện tượng động đất, núi lửa.

2. Kĩ năng: Sử dụng quả địa cầu. Phân tích lược đồ.

3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại+Nêu vấn đề

C. CHUẨN BỊ: Quả địa cầu, Mô hình: Trái đất quay quanh Mặt trời.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Vào ngày nào thì hiện tượng ngày đêm diễn ra suốt 24h ở 2 cực? (vào ngày 22/6 và 22/11 ở các vĩ tuyến 66oB và 66oN.)

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

*Hoạt động 1: Cấu tạo bên trong của trái đất

GV: Yêu cầu HS quan sát H26 và bảng thống kê (SGK) cho biết:

- Hãy cho biết Trái Đất gồm mấy lớp?

(3 lớp)

- Em hãy trình bày cấu tạo và đặc đỉêm của lớp? Nêu vai trò của lớp vỏ đối với đời sống sản xuất của con người? (lớp vỏ mỏng nhất, quan trọng nhất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên, môi trường xã hội loài người)

- Tâm động đất là lò mắc ma ở phần nào của trái đất, lớp đó có trạng thái vật chất như thế nào, nhiệt độ, lớp này có ảnh hưởng đến đời sống xã hội loài người trên bề mặt đất không?

*Hoạt động 2: Cấu tạo của lớp vỏ trái đất

- Vị trí các lục địa đại dương trên quả cầu?

- HS đọc SGK nêu được các vai trò lớp vỏ trái đất?

GV: Yêu cầu HS quan sát H27 (SGK) cho biếtcác mảng chính của lớp vỏ trái đất, đố là địa mảng nào.

GV kết luận vỏ trái đất không phải là khối liên tục, do 1 số địa mảng kề nhau tạo thành. Các địa mảng có thể di chuyển với tốc độ chậm, các mảng có 3 cách tiếp xúc là tách xa nhau, xô vào nhau, trượt bậc nhau. Kết quả đó hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, đá bị ép nhô lên thành núi, xuất hiện động đất núi lửa

H: Vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với xã hội loài người và các động thực vật trên Trái Đất?

1. Cấu tạo bên trong của trái đất

Gồm 3 lớp

- Lớp vỏ

- Trung gian

- Nhân

a, Lớp vỏ: Lớp vỏ mỏng nhất, quan trọng nhất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên, môi trường xã hội loài người

b, Lớp trung gian: có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất

c, Lớp nhân ngoài lỏng, nhân trong rắn đặc

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ trái đất chiếm 1% thể tích à 0.5% khối lượng của Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc dày 5-70km (Đá gra nit, đá ba zan).

- Trên Vỏ Trái đất có núi sông - Là nơi sinh sống của loài người.

- Vỏ Trái đất do 1 số địa mảng kề nhau tạo thành, các mảng di chuyển chậm. Hai mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

- Mảng Bắc Mĩ; Mảng Phi, Mảng Âu Á; Mảng Ấn Độ; Mảng Nam Cực; Mảng Thái Bình Dương.

Đánh giá bài viết
4 1.086
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm