Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 8

Giáo án môn Địa lý 6

Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời
  • Thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động
  • Nhớ vị trí: Xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí

2. Kĩ năng: Biết sử dụng Quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái đất.

3. Thái độ: giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + Nêu vấn đề

C. CHUẨN BỊ: Quả địa cầu- Tranh vẽ về sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài:

Trái đất nằm nghiêng trên MPQĐ là bao nhiêu? Trái đất chuyển động quanh trục theo hướng nào? HS: Trả lời. (66o33’ – Tây -> Đông)

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.

GV: Treo tranh vẽ H23 (SGK) cho HS quan sát

- Nhắc lại chuyển động tự quay quanh trục, hướng độ nghiêng của trục trái đất ở các vị trí xuân phân, hạ trí, thu phân, đông trí?

- Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục của trái đất thì trái đất cùng lúc tham gia mấy chuyển động? hướng các vận động trên? sự chuyển động đó gọi là gì?

- GV dùng quả địa cầu lạp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của trái đất ở các vị trí xuân phân, hạ trí, thu phân, đông trí. Yêu cầu học sinh làm lại.

- Thời gian Trái đất quay quanh trục của trái đất 1vòng là bao nhiêu? (24h)

- Thời gian chuyển động quanh Mặt trời

1vòng của trái đất là bao nhiêu? (365 ngày 6h)

- Tại sao hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái đất không? (quay theo 1hướng không đổi)

* Hoạt động 2: Hiện tượng các mùa

GV: Yêu cầu HS quan sát H23 cho biết:

Khi chuyển động trên quỹ đạo trục nghiêng và hướng tự quay của trái đất có thay đổi không? (có độ nghiêng không đổi, hướng về 1phía)

- Ngày 22/6 (hạ chí) nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? (Ngày 22/6 (hạ chí): Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn.)

- Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? (Ngày 22/12 (đông chí): Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn).

- GV khi nửa cầu nào ngả phía mặt trời nhận nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng và ngược lại nên ngàyhạ trí 22/6là mùa nóng ở bán cầu bắc, bán cầu nam là mùa đông

GV: Yêu cầu HS quan sát H 23 (SGK) cho biết:

- Trái đất hướng cả 2 nửa cầu Bắc và Nam về Mặt trời như nhau vào các ngày nào? (Ngày 21/3 và ngày 23/9 (ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào đường xích đạo.)

- Vậy 1 năm có mấy mùa? (Xuân – Hạ - Thu - Đông)

1. Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.

-Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đôngtrên quỹ đạo có hình elíp gần tròn.

- 1 vòng = 365 ngày và 6 giờ

2. Hiện tượng các mùa

Có độ nghiêng không đổi, hướng về 1 phía

- 2 nửa cầu luân phiên nhau ngả gần và chếch xa mặt trời sinh ra các mùa

- Ngày 22/6 (hạ chí): Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn.

- Ngày 22/12 (đông chí): Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn.

- Ngày 21/3 và ngày 23/9 (ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào đường xích đạo.)

- Xuân – Hạ - Thu - Đông

- Mùa Xuân – Thu ngắn và chỉ là những thời điểm giao mùa.

(các mùa tính theo năm dương)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm