Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 19

Giáo án môn Địa lý 6

Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 19: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Phân tích và trình bày khái niệm: Thời tiết và khí hậu.
  • Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này.
  • Biết đo nhiệt độ TB ngày, tháng, năm.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng các kênh hình để trình bày kiến thức của bài.

3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

II. Chuẩn bị:

  • GV: Nhiệt kế
  • HS: SGK

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Ổn định tổ chức: (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

Thành phần của không khí?

  • Khí Nitơ 78 %.
  • Khí Ô xi 21 %.
  • Hơi nước và các khí khác 1%

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

*Hoạt động 1 (5 phút). Khí hậu và Thời tiết

GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) và cho biết:

- Theo các em chương trình dự báo thời tiết trên phương? Khu vực địa phương nhất định?

- Thời tiết là gì? (Là sự biểu hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.)

- Khí tượng là gì? (Như gió, mây, mưa)

- Đặc điểm chung của thời tiết là? (Thời tiết luôn thay đổi.

- Trong 1 ngày có khi thời tiết thay đổi đến mấy lần)

- Vậy khí hậu là gì? (Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật

-Thời tiết khác khí hậunhư thế nào? (Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn, khí hậu tình trạng khí quyển trong thời gian dài)

*Hoạt động 2: (20 phút) Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.

GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:

Nhiệt độ không khí? (Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó. Không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.)

- Làm thế nào để tính được to TB ngày? (Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

- to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h.

VD(20 + 23 + 21):3)

-Tính to TB tháng, năm là?

*Hoạt động 3 (10 phút). Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.

GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát các hình 47, 48, 49 (SGK).

- Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại dương? (Do sự tăng giảm to của đất và nước khác nhau)

Tại sao to không khí lại thay đổi theo độ cao? (Càng lên cao to không khí càng giảm.

- Cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6 to C.)

- Hãy giải thích sự chênh lệch to ở 2 đỉêm ở hình 48 (SGK)?

- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào? (Hình 48)

1. Khí hậu và Thời tiết

a) Thời tiết.

- Là sự biểu hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.

- Thời tiết luôn thay đổi.

- Trong 1 ngày có khi thời tiết thay đổi đến mấy lần.

b) Khí hậu.

- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.

a) Nhiệt độ không khí.

- Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó. Không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

b. Cách tính to TB: Để nhiệt kế trong bóng râm,cách mặt đất 2m

- to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h.

VD: (20 + 23 + 21):3

- to TB tháng: to các ngày chia số ngày

- to TB năm: to các thángchia 12 tháng

3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.

a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:

- Do sự tăng giảm to của đất và nước khác nhau.

- Nên to không khí ở trong đất liền khác ở gần biển.

b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:

- Càng lên vao to không khí càng giảm.

- Cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6 to C

c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

- Vùng vĩ độ thấp: to cao.

- Vùng vĩ độ cao: to thấp

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm