Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 7
Giáo án môn Địa lý 6
Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được: Sự chuyển động tự quay quanh trục tưởng tượng của Trái đất. Hướng chuyển động của nó từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái đất là 24 giờ hay 1 ngày đêm.
- Trình bày được hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh trục.
- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái đất.
- Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái đất đều có sự chênh lệch
2. Kỹ năng: Quan sát và sử dụng quả Địa cầu.
3. Thái độ: giúp các em hiểu biết thêm về thực Từ
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại+Nêu vấn đề
C. CHUẨN BỊ: Quả địa cầu, tranh
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
* Hoạt động 1:Vận động của Trái đất quanh trục. - Yêu cầu HS Quan sát H 19 và kiến thức (SGK) cho biết: - Trái đất quay trên trục và nghiêng trên MPGĐ bao nhiêu độ? GV: Chuẩn kiến thức. - Trái đất quay quanh trục theo hướng nào? - Vậy thời gian Trái đất tự quay quanh nó trong vòng 1 ngày đêm được qui ước là bao nhiêu? (24h) - Tính tốc độ góc tự quay quanh trục của trái đất là? (360o:26 = 15o/h> 60 phút: 15o = 4phút /độ) - Cùng một lúc trên trái đất có bao nhiêu giờ khác nhau? (24 giờ) - Gv 24 giờ khác nhau ->24 khu vực giờ (24 múi giờ) - Vậy mỗi khu vực (mỗi múi giờ, chênh nhau bao nhiêu giờ? mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến? (360:24=15kt)) - Sự chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ có ý nghĩa gì? - GV để tiện tính giờ trên toàn thế giới năm 1884 hội nghị quốc tế thống nhất lấy khu vực có kt gốc làm giờ gốc. Từ khu vực giờ gốc về phía đông là khu có thứ tự từ 1-12 - Yêu cầu HS quan sát H 20 cho biết Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy? (7) - Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ? (19 giờ) - Như vậy mỗi quốc gia có giờ quy định riêng trái đất quay từ tây sang đông đi về phía tây qua 15 kinh độ chậm đi 1giờ (phía đông nhanh hơn 1 giờ phía tây) - GV để trách nhầm lẫn có quy ước đường đổi ngày quốc tế kt180o * Hoạt động 2: Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất GV: Yêu cầu HS quan sát H 21 cho biết: - Trái đất có hình gì? -Em hãy giải thích cho hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất? (Chuyển ý) GV: Yêu cầu HS quan sát H 22 và cho biết: - Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động theo hướng nào? - Còn ở bán cầu Nam GV: Chuẩn kiến thức | 1. Vận động của Trái đất quanh trục. - Hướng tự quay trái đất Từ Tây sang Đông - Thời gian tự quay1vòng 24 giờ - Chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ - Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực - Giờ gốc (GMT) khu vực có kt gốc đi qua chính giữa làm khu vực gìơ gốc và đánh số 0 (còn gọi giờ quốc tế) - - Phía đông có giờ sớm hơn phía tây - KT 180o là đường đổi ngày quốc tế 2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất a. Hiện tượng ngày đêm - Khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm - Diện tích được mặt trời chiếu sáng gọi là ngày còn dt nằm trong bóng tối là đêm b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng. + Bán cầu Bắc: 0 -> S (bên phải) + Bán cầu Nam: P -> N (bên trái) |