Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 15

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 15: Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
  • Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
  • Chủ quyền về lãnh thổ đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  • Đọc -hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước cho HS

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

  • Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...

Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định: Nắm sĩ số, nề nếp lớp(1 phút)

2. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

Từ ngàn xưa, dân tộc VN ta đã đướng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt. Tự hào thay! Ông cha ta đã đưa đất nước sang một trang lịch sử mới. Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, kỷ nguyên mới đã mở ra. Vì thế bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khẳng định một quốc gia độc lập chủ quyền. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nội dung bản tuyên ngôn này.

b/ Triển khai bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

GV: Hướng dẫn HS: Đọc bài: dõng dạc, trang nghiêm thể hiện được khí phách hào hùng của bài thơ, nhịp 4/3.

HS: Đọc chú thích sgk (63).

Nêu những nét chính về tác giả và văn bản?

Hs trả lời -> hs khác nhận xét

Gv chốt kiến thức

Nêu đại ý của bài thơ?

Bản tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không 1 thế lực nào được xâm phạm.

Em hiểu thế nào là bản tuyên ngôn độc lập?

Bố cục của bài thơ.

2 phần: + 2 câu đầu: Khẳng định độc lập và chủ quyền lãnh thổ

+ 2 câu cuối: ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

HS: Đọc 2 câu đầu.

2 câu đầu ý nói gì?

Nói như vậy là để nhằm mục đích? Người viết đã bộc lộ tình cảm gì trong 2 câu thơ này?

Nêu lên 1 nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nó là quyền độc lập và tự quyết của dân tộc ta. Đó là ý chí sắt đá của 1 dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho 1 tuyên ngôn độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỷ XI.

HS: Đọc 2 câu thơ cuối

2 câu cuối nói lên ý gì? (Nói về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta và nêu lên 1 nguyên lí có t/chất hệ quả đối với 2 câu thơ trên)

Nói như vậy để nhằm mục đích gì?

Ngoài biểu ý Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào?

Em có nhận xét gì về thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ? Tác dụng?

HS: Đọc ghi nhớ

Hoạt động 2

Hướng dẫn đọc: Giọng phấn chấn, hào hùng, chậm chắc. Nhịp 2/3.

HS: Đọc chú thích sgk (66).

Nêu những nét chính về tác giả và văn bản?

Bài thơ đề cập đến vấn đề gì?

Bài thơ có bố cục như thế nào?

Nội dung của 2 câu đầu và 2 câu cuối khác nhau ở chỗ nào? (2 câu đầu nói về hào khí chiến thắng. 2 câu sau nói về khát vọng thái bình của dân tộc)

Đọc 2 câu đầu.

Hai câu đầu nêu ý gì?

Em có nhận xét gì về lời thơ, ngôn ngữ của tác giả ở 2 câu đầu? Tác dụng của lời thơ, ngôn ngữ đó?

Nhắc đến 2 trận đánh đó để nhằm mục đích gì? Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm gì?

HS: Đọc 2 câu cuối.

Ý 2 câu cuối nói gì? (2 câu cuối là lời động viên, phát triển đất nước trong hoà bình. Như vậy thái bình vừa là thành quả chiến đấu, vừa là cơ hội để gắng sức. Đó là chiến lược giữ nước lâu bền)

Hai câu cuối đã bộc lộ được tình cảm gì?

Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước, sự sáng suốt của người cầm quân lo việc lớn thấy rõ được ý nghĩa của việc dốc hết sức lực vào việc giữ vững hoà bình, bảo vệ đất nước.

Học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động 3

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

HS: Trả lời

Em có biết 2 Văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 và 3 của dân tộc VN ta tên là gì? Do ai viết và xuất hiện bao giờ

A. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà Lý Thường Kiệt )

I. Đọc- chú thích- bố cục

Tác giả:

Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật).

Bố cục: 2 phần

II. Tìm hiểu văn bản

a, Hai câu đầu:

Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước: Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

=> Thể hiện tình y/nước, niềm tự hào dân tộc

b,Hai câu cuối:

- Giọng điệu thơ hùng hồn, đanh thép -> ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc

=> Đây là lời cảnh báo hành động xâm lược của kẻ thù chúng sẽ phải chịu những thất bại và khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

* Ghi nhớ: (sgk 65)

B. Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

I. Đọc chú thích, bố cục:

1. Đọc

2. Chú thích:

Tác giả: Trần Quang Khải

Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) viết năm 1285

II. Tìm hiểu văn bản

1. Hai câu đầu:

Liệt kê 2 thắng lợi ở Chương Dương và Hàm Tử, lời thơ rõ ràng, rành mạch

=> Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

2. Hai câu cuối:

Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước, sự sáng suốt của người cầm quân lo việc lớn thấy rõ được ý nghĩa của việc dốc hết sức lực vào việc giữ vững hoà bình, bảo vệ đất nước.

Ghi nhớ: sgk 68

C. Luyện tập:

- Hai bài thơ đều thể hiện 1 chân lí lớn lao và thiêng liêng đó là: Nước VN là của người VN, không ai được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị thất bại và ngợi ca khí thế hào hùng của dân tộc qua chiến đấu và khát vọng XD phát triển đất nước trong hoà bình.

- Hai bài thơ đều là thể Đường luật. Một theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 1 theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt. Cả 2 bài thơ đều diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một

- Tuyên ngôn lần thứ 2: Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (TK XV)

- Tuyên ngôn lần thứ 3: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (2.9.1945)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm