Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 13

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 13: Đại từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nắm được khái niệm đại từ.
  • Nắm được các loại đại từ.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết đại từ trong văn bản nói viết.
  • Sử dụng đại từ phù hợp với giao tiếp.

3. Thái độ:

  • Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

  • Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...

Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

Trong quá trình giao tiếp ta thường dùng các đại từ để xưng hô hoặc chỉ trỏ với nhau. Ta thường gọi là đại từ -vậy đại từ là gì? Đại từ có những chức năng gì? Gồm bao nhiêu loại, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

b/ Triển khai bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1:

Thế nào là đại từ.

GV: gọi HS: Đọc yêu cầu mục I SGK trang 54 tìm hiểu khái niệm đại từ.

Từ “nó” ờ mục a chỉ ai? Từ nó ở mục b chỉ con vật gì? Vì sao em biết?

Từ “nó” ở mục a dùng để trỏ “em tôi”. “Nó” mục b dùng để trỏ con gà của anh Bốn Linh. Dựa vào ngữ cảnh để hiểu nghĩa của các từ nó.

Từ thế đoạn c chỉ vào việc gì?Nhờ đâu em hiểu nghĩa của “nó”?

Từ “Thế” trỏ vào việc chia đồ chơi ra. Nhờ vào động từ chia có trong câu.

Từ “ai” trong mục d dùng để làm gì?

Từ “ai” thay thế cho từ chỉ người.

Các từ “nó, thế, ai” giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

Từ “nó” làm chủ ngữ.

Từ “thế” làm phụ ngữ.

Từ “ai” làm chủ ngữ.

Đại từ dùng để làm gì?

Hoạt động 2:

GV: Gọi HS: Đọc mục 1 phần I SGK trang 55 và trả lời câu hỏi?

Các đại từ ai,gì …hỏi về gì?

Đại từ bao nhiêu bấy nhiêu hỏi về gì?

Các từ sao thế, nào hỏi về gì?

Hoạt động 3:

Hãy sắp sếp các từ trỏ người,sự vật theo bảng bài tập SGK trang 56?

Đặt câu với đại từ BT 3/57?

I. Thế nào là đại từ.

Khái niệm đại từ:

+ Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

+ Trong câu, đại từ có thể đảm nhiệm vai trò chủ ngữ, vị ngữ trong cụm từ, đại từ có thể đảm nhiệm vai trò phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

II. Các loại đại từ.

Các loại đại từ:

+ Đại từ để trỏ dùng để trỏ người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, sự việc. Đại từ trỏ người, sự vật giọ là đại từ xưng hô.

+ Đại từ dể hỏi dùng để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, sự việc.

Lưu ý các hiện tượng:

+ Các dại từ chỉ trỏ theo quan niệm trước đây nay được xếp thành một loại từ riêng (chỉ từ).

+ Một số danh từ chỉ quan hệ họ hàng, thnân tộc (ông, bà, bố, mẹ, con,…) chức vụ (bí thư, chủ tịch,..), nghề nghiệp (bác sĩ,..) trong tiếng Việt thường dùng để xưng hô - gọi là đại từ xưng hô lâm thời.

+ Đại từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, phức tạp, chịu nhiều sự ràng buộc. Do đó trong giao tiếp phải chọn cách xưng hô đúng chuẩn mực, phù hợp với văn hóa giao tiếp người Việt.

III. Luyện tập.

1/56 Sắp sếp các đại từ theo ngôi

Ngôi số

Số ít

Số nhiều

1

Tôi, tao, tớ, ta

Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ

2

Mày, cậu, bạn

Chg mày, các câu

3

Hắn, nó, họ

Bọn hắn, bọn họ

b. Mình ở đầu câu ngôi thứ nhất Mình ở đầu câu sau ngôi thứ hai.

2/57 HS về nhà làm.

3/57 Đặt câu với các đại từ:ai,sao bao nhiêu để trỏ chung

Na hát hay đến nỗi ai cũng phải khen.

Mình biết làm sao bây giờ.

Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính khác nhau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm