Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 11: Quá trình tạo lập văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được các bước của một quá trình tạo lập văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
- Củng cố lại kiến thức và kĩ năng được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng kiến thức đó vào việc đọc hiểu văn bản và thực tiễn nói.
- Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
- Hiểu nội dung kiến thức và vận dụng những kiến thức này vào làm bài tập
3. Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng, các bước tiến hành của quá trình tạo lập văn bản
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: Nắm sĩ số, nề nếp lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
- Từ láy có mấy loại?Kể tên?
- Thế nào là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận?
- Nghĩa cũa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm nào?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Ở bài học trước, chúng ta đã được học các kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản nhằm giúp chúng ta tạo lập được văn bản tốt hơn. Vậy để tạo lập được một văn bản phải trải qua những bước nào? Đây cũng chính là nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1 Tình huống 1: Khi cần thông báo …một vấn đề nào đó cho mọi người biết . Trong tình huống trên em sẽ báo tin cho mẹ, bạn bằng cách nào? (Kể, viết thư kể cho bạn) Em sẽ xây dựng VB nói hayVB viết? Văn bản nói ấy có nội dung gì? Nói cho ai nghe? Để làm gì? Nếu bỏ qua một trong những ý đó có được không? Khi đã xác định được những vấn đề trên cần phải làm gì? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong những yêu cầu sau? Sau khi đã viết xong văn bản có cần phải kiểm tra văn bản không? Vì sao. Sự kiểm tra văn bản tiến hành theo những tiêu chí nào? Vậy khi tạo lập vb cần phải thực hiện những bước nào? HStrả lời GV chốt kiến thức 2 HS: Đọc ghi nhớ Hoạt động 2 Đọc và xác dịnh yêu cầu của đề bài? Từ thực tế việc viết văn của hs để các em tự trả lời. HS trả lời câu hỏi theo 4 câu hỏi sgk Bài tập 3, 4 gv hướng dẫn HS làm theo yêu cầu của đề bài | A. Các bước tạo lập văn bản I. Các bước tạo lập văn bản - Định hướng viết: + Đối tượng: Viết thư cho ai? + Mục đích: Viết để làm gì? + Nội dung: Viết về cái gì? + Hình thức: Viết như thế nào? - Tìm ý, lập dàn ý (Sắp xếp các ý theo 1 bố cục rành mạch và hợp lí), viết bài, chữa bài . - Câu văn, đoạn văn rõ ràng, chính xác, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. - KT: + Đã đạt yêu cầu chưa. + Cần sửa chữa gì. Ghi nhớ: SGK (46) II. Luyện tập 1- Bài 1: 2- Bài 2: - Bạn A xác định chưa đúng - Cách xưng hô như vậy là chưa hợp lí, vì đó là bản báo cáo kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn. Nên xưng tôi 3. Bài tập 3: - Dàn bài là cái sườn (Đề cương) -> tạo nên vb chứ không phải là bản thân vb. Sau đó mới thành bài, vì thế dàn bài càng ngắn gọn, rõ ràng, không nhất thiết là những câu văn hoàn chỉnh đúng ngữ pháp và luôn liên kết chặt chẽ với nhau - Các phần, các mục trong dàn bài cần phải được thể hiện 1 hệ thống các kí hiệu được qui định chặt chẽ …Việc trình bày các phần các mục áy cũng cần rõ ràng … |