Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 7 bài: Luyện tập lập luận chứng minh theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 71: Luyện tập lập luận chứng minh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài làm văn lập luận CM.

- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm 1 bài văn nghị luận CM, để CM 1 nhận định, 1 ý kiến về 1 vấn đề xã hội gần gũi.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục HS biết dùng kiến thức đã học vào làm bài tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh

2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi

- Sản phẩm hoạt động: HS đưa ra các câu trả lời.

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày

+ Giáo viên đánh giá học sinh

- Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi: “Khi làm bài văn nghị luận chứng minh, thực tế khi làm bài em thường thực hiện những bước nào? Bỏ những bước nào? Khi bỏ như vậy em có gặp khó khăn gì không?

GV nêu câu hỏi, HS trao đổi với bạn trong bàn cặp đôi để trả lời câu hỏi sau đó trình bày trước lớp

Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân -> trao đổi với bạn cặp đôi

- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

Cách thực hiện: GV yêu cầu 2 cặp đôi lên trình bày sản phẩm, 2 cặp nhận xét, bổ sung.

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Tiết trước các em đã biết cách làm bài văn lập luận CM. Tiết này chúng ta sẽ

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

a. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức đã học tiết trước

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

b. Nhiệm vụ: Hoàn thành bài tập trong SGK

c. Phương thức tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động: Kết quả các bài tập đã hoàn thành.

đ. Phương án kiểm tra, đánh giá: Bằng chấm điểm theo nhóm và cá nhân.

e. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV y/c HS kiểm tra lại sản phẩm đã hoàn thiện

Trình bày sản phẩm

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: suy nghĩ, trình bày

- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

Sản phẩm của HS

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh đại diện nhóm trình bày ý kiến

- Nhóm khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HS tự ghi vở

? Đề này yêu cầu chúng ta làm gì?

- CM luận điểm ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

? Vậy trước hết em phải hiểu ý nghĩa 2 câu tục ngữ này là gì?

1: Lòng biết ơn với những người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

2: Uống nước phải nhớ đến nguồn gốc sinh ra dòng nước đó -> lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, nguồn cội của bản thân.

- Lòng biết ơn đối với người tạo ra thành quả để chúng ta hưởng đó là lí lẽ đẹp đẽ của người VN.

- Chúng ta cần giải thích rõ về ý nghĩa hai câu tục ngữ này.

-> Để làm sáng tỏ đề này chúng ta cần phải có những ý, lí lẽ dẫn chứng nào

? Nếu là người cần được CM thì em có đòi hỏi người viết phải giải thích rõ hơn ý nghĩa 2 câu tục ngữ này ko? Vì sao?

? Em sẽ giải thích 2 câu tục ngữ đó như thế nào?

- Ăn quả phải nhớ đến kẻ trồng cây-> Khi hưởng thành quả lao động phải ghi nhớ đến người tạo ra thành quả đó.

? Giải thích xong nhiệm vụ quan trọng các em phải làm gì?

-> Đó là những dẫn chứng nào phần lập dàn ý các em sẽ rõ hơn

? Bài văn nghị luận có mấy phần? Nội dung từng phần?

+ MB: Nêu luận điểm cần CM

+ TB: Nêu lí lẽ và d/c làm sáng tỏ vđ CM

- Các dẫn chứng này ta nên sắp xếp theo trình tự thời gian: Từ xưa -> nay.

+ KB: Nêu ý nghĩa luận điểm CM.

? Đối với đề này phần MB em sẽ làm gì

? Giải thích nội dung ý nghĩa của 2 câu tục ngữ?

? Ở phần thân bài các em sẽ làm gì?

? Để bài văn được mạch lạc ngoài dùng từ liên kết, người ta còn dùng cách đặt câu hỏi và trả lời, theo em đối với đề này em sẽ đặt những câu hỏi nào?

? Theo các em, vì sao ăn… nguồn?

- Vì đó là truyền thống của dân tộc, con người ai cũng có tổ tiên, nguồn cội.

? Ngoài câu hỏi đó, em còn đặt những câu hỏi nào?

-> Câu hỏi đó cũng chính là dẫn chứng cho bài văn này.

- Gọi HS đọc các dẫn chứng SGK.

? Theo em các dẫn chứng đó chúng ta có nên sắp xếp theo 1 trật tự nào không? Đó là trật tự nào?

? Tìm những dẫn chứng cụ thể thể hiện điều đó?

? Ngày nay thì sao?

- Ngày nay đạo lý ấy vẫn còn phát huy

? Cụ thể ở nhà em có bàn thờ tổ tiên không? Bàn thờ tổ tiên thể hiện điều gì của con cháu đối với ông bà?

? Ở VN hằng năm, có các lễ hội, ngày lễ nào thể hiện truyền thống "Ăn….. (Gợi ý: Tháng 3, tháng 7).

? Ngoài những d/c đó, em có thể bổ sung thêm những b/hiện nào khác cũng thể hiện đạo lí trên?

- Những câu ca dao khuyên con người nhớ công lao của ông bà cha mẹ: Công cha nặng lắm...... đạo con.

? Người VN có thể sống thiếu các truyền thống lễ hội ấy được không? Vì sao?

Giảng thêm: Có thể thêm phần mở rộng vấn đề: Lên án thái độ vô ơn, bạc nghĩa của 1 số người.

? Ở phần kết bài các em sẽ làm gì?

- Phát biểu suy nghĩ của em về đạo lí trên.

? Bước 3 chúng ta sẽ làm gì?

GV kiểm tra kết quả thảo luận của HS

? Kết hợp bước 4 sửa chữa bài.

I. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”

II. Thực hành trên lớp:

1. Tìm hiểu đề, tìm ý:

a. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: NL chứng minh.

- Nội dung: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng. Phải nhớ về cội nguồn. Đó là một đạo lí sống đẹp đẽ của người VN.

b. Tìm ý:

- Giải thích 2 câu tục ngữ.

- Dùng dẫn chứng để CM.

2. Lập dàn ý

a. MB: Giới thiệu 2 câu tục ngữ "Ăn quả…. nguồn".

b. TB: Giải thích ý nghĩa 2 câu tục ngữ.

* Vì sao: "Ăn……

Uống……"

+ Đó là truyền thống của dt

+ Con người ai cũng có tổ tiên, cội nguồn.

* "Ăn quả…….; Uống …."

Chúng ta phải làm gì?

+ Từ xưa: Dân tộc VN luôn nhớ đến nguồn cội dân tộc.

- Dẫn chứng: Bàn thờ tổ tiên.

+ Đền thờ: vua Hùng + Trần Hưng Đạo.

-> Điều đó thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên

+ Ngày nay đạo lí ấy vẫn được con người phát huy.

- Nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên.

- Các lễ hội hàng năm: Giỗ tổ Hùng Vương, 27/ 7 ngày thương binh liệt sĩ, 20/ 11 ngày nhà giáo VN.

- Dẫn chứng câu ca dao: "Công cha….. đạo con".

- Người VN không thể sống thiếu các truyền thống lễ hội ấy được

-> Đây là nét đẹp truyền thống của người VN.

- Mở rộng vấn đề: Lên án kẻ vô ơn bạc nghĩa.

c. KB: Khẳng định ý nghĩa của 2 câu tục ngữ trên.

3. Viết bài:

4. Đọc lại và sửa chữa.

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm bt

- Phương pháp: hoạt động cá nhân

- Phương thức thực hiện:

+ HĐ cá nhân, hđ chung cả lớp.

- Sản phẩm hoạt động: nội dung HS trình bày, phiếu học tập

- Phương án đánh giá: HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

- Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ: ? Viết phần mở bài và kết bài cho đề văn trên?

- HS thực hiện nhiệm vụ hđ cá nhân

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau

- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

* Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

Mục tiêu: HS mở rộng kiến thức đã học

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: ? Viết đề trên thành bài văn hoàn thiện?

- Học sinh tiếp nhận: về nhà làm bài ra vở

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: về nhà làm bài ra vở

- Giáo viên: kiểm tra

- Dự kiến sản phẩm: bài làm của hs

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Củng cố cách hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh
  • Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Bài văn lập luận chứng minh gồm mấy bước?

2.2 Dàn bài gồm mấy phần? Mỗi phần nêu lên vấn đề gì?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV cần làm cho HS thấy:

_ Điều phải chứng minh (dùng đề trong SGK thì điều phải chứng minh là: lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng _ một đạo lí sống đẹp đẽ của người Việt Nam)

_ Yêu cầu lập luận chứng minh (đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để cho người đọc hoặc người nghe thấy rõ điều được nêu ở đề bài là đúng là có thật)

Cho đề văn SGK trang 51

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Chuẩn bị bài văn theo các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn, đặc biệt là mở bài, kết bài (ghi vào vở)

2. Gợi ý SGK

II. Thực hành trên lớp

GV cho HS tập viết đoạn mở bài, kết bài, sau đó sửa chữa và bổ sung.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Luyện tập lập luận chứng minh theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm