Giáo án Ngữ văn 7 bài: Rút gọn câu theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 59: Rút gọn câu được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn theo CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm câu rút gọn.
- Tác dụng của việc rút gọn câu.
- Cách dùng câu rút gọn.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực chuyên biệt:
- Nhận biết và phân tích câu rút gọn.
- Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Sử dụng câu rút gọn trong việc tạo lập văn bản đạt hiệu quả diễn đạt.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, ý thức việc tìm tòi, học hỏi, vận dụng kiến thức đã học trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: sgk, phiếu học tập
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh
2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Học sinh trình bày miệng - Gv ghi lên bảng phụ
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá học sinh
- Giáo viên đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
Gv đưa một số câu yêu cầu học sinh xác định CN, VN?
a) Mẹ mua cho em mấy quyển vở mới.
b) Buổi sáng, em đi học, chiều em tự ôn bài.
c) Hàng cây bị bão quật đổ ngả nghiêng.
d) Về thôi.
- Học sinh tiếp nhận: Quan sát các câu Vd trên bảng phụ
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Phân tích cấu trúc câu trên giấy nháp theo yêu cầu
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- Dự kiến sản phẩm: Các câu đã phân tích ngữ pháp
* Báo cáo kết quả:
- Học sinh lần lượt trình bày các câu đã phân tích ngữ pháp
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong các câu trên câu 4 không có CN. Những câu như vậy được gọi là câu rút gọn. Vậy đặc điểm và cách dùng chúng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
1. Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm câu rút gọn . - Hiểu được tác dụng của rút gọn câu. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên treo bảng phụ chứa ví dụ sgk - Phát phiếu học tập - Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm (2 bàn một nhóm) *. VD1: - Cấu tạo của 2 câu ở vd1 có gì khác nhau? - Từ "chúng ta" đóng vai trò gì trong câu? - Như vậy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào? Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a? - Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ? *. VD 2: - Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? - Thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm để chúng được đầy đủ nghĩa? - Tại sao có thể lược như vậy? - Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Làm việc các nhân + trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập… - Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần - Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập của mỗi nhóm đã trả lời đủ các câu hỏi *Báo cáo kết quả: - Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác bổ sung *. VD1: Cấu tạo của 2 câu ở vd1 có gì khác nhau? - Câu b có thêm từ chúng ta. Từ "chúng ta" đóng vai trò gì trong câu? - Làm CN Như vậy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào? - Câu a vắng CN, câu b có CN. Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a? - Chúng ta, chúng em, người ta, người VN. Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ? - Vì câu tục ngữ là lời khuyên chung cho tất cả mọi người dân Việt Nam, là lời nhắc nhở mang tính đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam *. VD2: Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? - Câu a lược VN; Câu b lược cả CN, VN Thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm để chúng được đầy đủ nghĩa? a. Rồi ba bốn người, sáu bảy người / đuổi theo nó. b. Ngày mai, tớ / đi Hà Nội Tại sao có thể lược như vậy? - HS trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu để nhằm mục đích gì? HS đọc ghi nhớ1. Gv chuyển ý sang nội dung tiếp theo của bài học 1. Mục tiêu: Học sinh nắm vững được cách dùng câu rút gọn. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân - Học sinh trao đổi cặp đôi - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: phần trình bày miệng của học sinh trước lớp hoặc trên bảng phụ 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu yêu cầu hs quan sát ví dụ, phân tích câu trả lời câu hỏi Những câu in đậm thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao? - Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe NV2: Hs trao đổi cặp đôi Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con? Ta cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây vd 1, 2? *Thực hiện nhiệm vụ NV1: - Học sinh: + Làm việc các nhân + trình bày trước lớp NV2: Hs trao đổi cặp đôi - Giáo viên: Quan sát, vấn đáp, động viên và hỗ trợ hs khi cần - Dự kiến sản phẩm: Những câu in đậm thiếu thành phần nào? Thiếu CN Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao? - Không nên –> Làm cho câu khó hiểu . Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con? -> Câu trả lời của người con chưa được lễ phép. Ta cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây vd 1, 2? - Thêm thành phần: + VD1: CN: em, các bạn nữ, các bạn nam,… + VD2: Từ biểu cảm: mẹ ạ, thưa mẹ, ạ. *Báo cáo kết quả: - Giáo viên gọi hs trình bày ý kiến - học sinh khác bổ sung hoặc nêu ý kiến của mình kết quả - Nhóm cặp trình bày kết quả trao đổi, cặp khác bổ sung Gv lưu ý ở VD 2: => Do đó các em cần lưu ý không nên rút gọn câu tùy tiện nhất là khi giao tiếp với người lớn, người bề trên (ông, bà, cha mẹ, thầy, cô…) nếu dùng thì phải kèm theo từ tình thái: dạ, ạ, … để tỏ ý thành kính. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Khi rút gọn câu cần chú ý gì? - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu nói; Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu về câu rút gọn để giải quyết các dạng bài tập liên quan 2. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động các nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: + Phần trình bày miệng + Trình bày trên bảng + Trình bày trên phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập Bài 1: - HS đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập Cách thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân - trình bày miệng trước lớp - Học sinh khác nhận xét, bổ sung - Gv chốt phương án đúng Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? - HS trả lời Những thành phần nào của câu được rút gọn ? Rút gọn như vậy để làm gì? - HS trả lời Em hãy thêm CN vào 2 câu tục ngữ trên? - Câu b: chúng ta, câu c: người ta, (ai).
Bài 2: - HS đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập - Yêu cầu hoạt động nhóm trên phiếu học tập: Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây? Khôi phục những thành phần câu rút gọn? - Cách thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân -> làm việc nhóm -> thống nhất kết quả vào phiếu học tập -> đại diện trình bày trước lớp - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv chốt phương án đúng
Bài 3: Trao đổi cặp đôi Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy? - HS phát biểu, GV nhận xét | A. Bài học:
I. Thế nào là rút gọn câu: 1. Ví dụ:
2. Nhận xét: VD 1: a. Học ăn, học nói, học gói, học mở. VN b. Chúng ta / học ăn, học nói, CN VN học gói, học mở -> (a) lược bỏ chủ ngữ. (b) có CN - Thêm CN vào câu (a): Chúng ta, chúng em, người ta, người VN. <=> (a) lược bỏ chủ ngữ -> Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. *Ví dụ2: a, Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. lược VN. b, Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. lược cả CN và VN. => Làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền đạt. * Kết luận: - Rút gọn câu là lược bỏ 1 số thành phần của câu - Mục đích: + làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ + ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. 3. Ghi nhớ: SGK (15).
II. Cách dùng câu rút gọn:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
VD 1:…. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. Thiếu CN –> Làm cho câu khó hiểu . VD 2: ….. Bài kiểm tra toán. -> Sắc thái biểu cảm chưa phù hợp. VD1, VD2 => Không nên rút gọn câu.
*. Kết luận: Khi rút gọn câu cần chú ý: - Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung - Không biến câu nói thành cộc lốc khiếm nhã 3.Ghi nhớ2: sgk (16).
B. Luyện tập:
Bài 1 (16):
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. Câu b, c Rút gọn CN - Mục đích: những câu tục ngữ nêu quy tắc ứng xử chung cho mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ, làm cho câu trở nên gọn hơn..
Bài 2 (16 ): a. Tôi bước tới... Tôi dừng chân... Tôi cảm thấy chỉ có một mảnh... Những câu trên thiếu CN, câu cuối thiếu cả CN và VN chỉ có thành phần phụ ngữ. b. Thiếu CN (trừ câu 7 là đủ CV , VN ). - Người ta đồn rằng... Quan tướng cưỡi ngựa... Người ta ban khen... Người ta ban cho... Quan tướng đánh giặc... Quan tướng xông vào... Quan tướng trở về gọi mẹ... Làm cho câu thơ ngắn gọn, xúc tích, tăng sức biểu cảm. Bài tập 3: Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé khi trả lời người khách đã dùng ba câu rút gọn |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh
Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá học sinh
- Gv đánh giá học sinh
Tiến trình hoạt động
Gv nêu nhiệm vụ: Nêu một số trường hợp có thể sử dụng hoặc không nên sử dụng câu rút gọn khi giao tiếp ở trường, ở nhà?
- Hs tìm và nêu trường hợp cụ thể
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân ở nhà
Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh
Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá học sinh
- Gv đánh giá học sinh
Tiến trình hoạt động
Gv nêu nhiệm vụ:
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng câu rút gọn.
- Tìm ví dụ về việc sử dụng câu rút gọn thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
* Học sinh thực hiện ở nhà nộp kết quả vào tiết sau
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm được cách rút gọn câu
- Hiểu được tác dụng của câu rút gọn.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại + diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
2.1 Đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ về con người và xã hội?
2.2 Nhận xét hai câu 5, 6?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
Nhận xét cấu tạo hai câu mục 1 SGK trang 14? Tìm xem trong hai câu đã cho có từ ngữ nào khác nhau? Câu b có thêm từ chúng ta Từ chúng ta đóng vai trò gì trong câu? Làm chủ ngữ _Câu a, b khác nhau ở chỗ Câu a vắng chủ ngữ Câu b có chủ ngữ Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a? Chúng ta, người Việt Nam Vì sao chủ ngữ trong câu a có thể được lược bỏ? GV cho HS thảo luận * Đây là câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc nêu ra một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta. Tìm thành phần câu bị lược bỏ và giải thích trong mục 4 SGK trang 15 ? a. Thành phần lược bỏ là vị ngữ b. Lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ Tại sao có thể lược bỏ chủ ngữ ở VD a và cả chủ ngữ lẫn vị ngữ ở VD b? Làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo được lượng thông tin truyền đạt Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu nhằm mục đích gì? Những từ in đậm trong mục 1 SGK trang 15 thiếu phần nào? Có nên rút gọn như vậy không? Vì sao? GV cho HS làm vào giấy nháp. _ Các câu điều thiếu chủ ngữ _ Không nên rút gọn vì: rút gọn như vậy làm cho câu khó hiểu. Văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng. Đọc mục 2 SGK trang 15 Thêm từ ngữ để thể hiện thái độ lễ phép? Ạ, mẹ ạ Khi rút gọn câu cần chú ý những điều gì? Tìm câu rút gọn? Thành phần nào trong câu được rút gọn? Tác dụng? Hãy tìm câu rút gọn trong BT2. Khôi phục thành phần được rút gọn? Trong thơ ca, ca dao vì sao có nhiều câu rút gọn? Đọc câu chuyện BT3 cho biết vì sao người khách và cậu bé hiểu nhầm nhau? Qua câu chuyện rút ra bài học gì? Đọc truyện BT4 và cho biết chi tiết nào có tác dụng gây cười và phê phán? | I. Thế nào là rút gọn câu _Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. _Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau: + Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước Ví dụ: _ Ăn cơm chưa? _ Rồi ! + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Ví dụ: chết trong hơn sống đục II. Cách dùng câu rút gọn Khi rút gọn câu cần chú ý: _Không nên làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói _Không biến câu nói thành một câu nói cộc lốc khiếm nhã. III. Luyện tập 1/ Câu rút gọn Câu b, c là câu rút gọn chủ ngữ Rút gọn như vậy làm cho câu gọn hơn 2/ Các câu rút gọn a) *Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Dừng chân đứng lại trời non nước Chủ ngữ là “ta” (nhân vật trữ tình trong bài thơ) b) Đồn rằng: quan tướng có danh Chủ ngữ là “mọi người, người ta” *Ban khen rằng “Ấy mới tài” Ban cho cái áo với hai đồng tiền Chủ ngữ là “vua” * Đánh giặc là chạy trước tiên Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân Chủ ngữ là “quan tướng” ** Trong thơ ca có nhiều câu rút gọn bởi thơ ca, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lại số chữ trong một dòng thơ được qui định rất hạn chế 3/ Đọc chuyện và trả lời câu hỏi Cậu bé và người khách trong chuyện hiểu lầm nhau, vì khi cậu bé trả lời người khách, đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai nghĩa “ _ Mất rồi _ Thưa….tối hôm qua _ Cháy ạ” Ý cậu bé muốn nói “tờ giấy” nhưng người khách hiểu là “bố cháu” Bài học được rút ra: phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, vì dùng không đúng có thể gây hiểu lầm 4/ Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn điều có tác dụng gây cười và phê phán vì rút gọn đến mức không thể hiểu được và thô lỗ. |
-------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Rút gọn câu theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.