Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 51

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 51: Mùa xuân của tôi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Cảm nhận được nét riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong tùy bút.
  • Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha sâu đậm của tác giả được tái hiện qua ngòi bút tài hoa tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh

II . Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

2.1 Sử dụng từ cần đúng những chuẩn mực nào?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

Đọc chú thích SGK trang 176 tìm hiểu tác giả? Tác phẩm?

Bài văn được trích từ tập tùy bút nào?

Đọc bài văn và phát biểu đại ý?

Bài văn có thể chia bố cục như thế nào?

Bài văn này chỉ là một đoạn trích từ một thiên tùy bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm.Tuy vậy có thể chia 3 đoạn.

_ Đoạn 1: từ đầu đến mê luyến mùa xuận: tình cảm của con người với mùa xuân.

_ Đoạn 2: từ tôi yêu sông xanh đến liân hoan: cảnh sắc và không khí mùa xuân ở trời đất và lòng người.

_ Đoạn 3: còn lại: cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng ở Miền Bắc.

Tác giả tái hiện sự cảm nhận chung về cảnh sắc và không khí mùa xuận đất Bắc cùng với những cảm xúc dồi dào được khơi dậy

Tìm những chi tiết nói về cảnh sắc mùa xuân có trong bài?

Mùa xuân đã khơi dậy sức sống thiên nhiên và con người như thế nào?

Nhựa sống trong con người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những lộc nhỏ li ti.

Những tình cảm gì trổi dậy trong lòng tác giả khi mùa xân đến?

Tác giả thể hiện cảnh sắc mùa xuân bằng giọng điệu như thế nào?

Tác giả chọn miêu tả những hình ảnh thiên nhiên nào để thể hiện vẻ đẹp riêng của cảnh sắc và không khí mùa xuân?

Tác giả thể hiện sự tinh tế như thế nào khi miêu tả?

I. Giới thiệu

_ Vũ Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội là nhà văn và là nhà báo sáng tác từ trước Cách Mạng tháng Tám 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí.

_ Bài văn được trích từ “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút bút kí “thương nhớ mười hai”

_ “Mùa xuân của tôi” tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng qua nỗi nhớ của người xa quê.

II. Đọc – hiểu

1. Cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc

_ Cảnh sắc thiên nhiên:

+ Vừa có cái lạnh của “mưa riêu riêu, gió lành lạnh” nhưng ấp áp nồng nàn của khí xuân thấm vào trời đất và lòng nguời.

+ Không khí mùa xuân được tái hiện trong khung cảnh và tình cảm gia đình.

_ Mùa xuân đã gợi dậy sức sống trong thiên nhiên.

_ Mùa xuân trỗi dậy nỗi yêu thương thật sự trong lòng tác giả.

_ Bằng giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết tạo nên sức truyền cảm cho đoạn văn.

2. Không khí và cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.

_ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.

_ Cỏ không ướt xanh nhưng lại nức mùi hương man mát.

_ Mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn.

à Tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước sự chuyển biến của màu sắc và không khí, bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong khoảng thời gian ngắn.

IV. Kết luận.

Ghi nhớ SGK

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm