Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 31
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 31: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Thấy được tình quê hương sâu nặng của nhà thơ
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật cùa bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hòa
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại,diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp:1 phút
2. Kiểm tra bài cũ:5 phút.
2.1 Để khơi nguồn cho mạch cảm xúc, bài văn biểu cảm có thể viết như thế nào?
2.2 Bài văn có bố cục mấy phần
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV gọi HS đọc bài thơ và tìm hiểu chú thích SGK trang 123. Em hãy so sánh thể thơ của hai văn bản phiên âm và dịch thơ? Cả hai điều là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt , nhưng ở bản dịch thơ câu đầu không gieo vần. Bài thơ được viết theo hình thức nào? Em hãy cho biết chủ đề của bài thơ? Tác giả tả gì trong bài thơ? Tả cảnh và tả tình. Tác giả cảm nhận ánh trăng ở đâu?Tâm trạng lúc đó như thế nào? Tác giả đang nằm trên giường nhớ quê, trằn trọc không ngủ được. Trăng ở đây như thế nào? Thấy trăng tác giả ngỡ là gì? Trăng sáng quá tác giả ngỡ là sương. Hai câu đầu phải chăng hoàn toàn không có chút suy tư cảm nghĩ của con người? Hai câu đầu không phải là tả cảnh thuần túy.Chủ thể trữ tình cảm nhận vẻ đẹp mờ ảo của ánh trăng. Hai câu thơ đầu gợi tả gì? Cảnh đó như thế nào? GV hướng dẫn HS phân tích, chứng minh hai câu sau không phải là tả tình thuần túy _ Tả tình “tư cố hương” _ Tả cảnh "vọng minh nguyệt” _ Tả người "cử đầu, đê đầu” nhưng tả tình được thể hiện rõ hơn. GV hướng dẫn HS phân tích mối quan hệ giữa câu thơ thứ 3 với hai câu trên và hai câu kết. Tại sao tác giả lại ngẩng đầu nhìn trăng sáng? Ngẩng đầu: kiểm nghiệm xem vần trăng sáng trước giường là sương hay trăng. Thấy trăng đơn côi, cô đơn lạnh lẽo như mình lặp tức "cuối xuống” suy ngẫm về quê hương. Nhớ quê thao thức không ngủ được, nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê. Tác giả nhìn trăng để làm gì?Thấy trăng tác giả ra sao? GV hướng dẫn HS so sánh các cụm từ “củ đầu” và “đê đầu”, “vọng minh nguyệt” và “tư cố hương”. Số lượng chữ bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp giống nhau, từ loại giống nhau. Phép đối có tác dụng gì? Biểu hiện tình cảm với quê hương. | I. Giới thiệu. _ Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể , trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị qui tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc. _ Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê nhà khi tác giả nhìn thấy ánh trăng. II. Đọc hiểu. 1. Mối quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ. _ Hai câu đầu gợi tả đêm trăng thanh tĩnh.Trăng quá sáng khiến cho nhà thơ ngỡ là lớp sương mờ phủ trên mặt đất.Đó là một cảm giác trong khoảnh khắc khi giấc mơ ngắn ngủi vừa tan. _ Tác giả ngẩng đầu lên nhìn trăng sáng, như để kiểm tra ý nghĩa (trăng hay sương). Nhưng nhìn thấy ánh trăng sáng lạnh, cô đơn, nhà thơ chạnh lòng, liền cuối đầu nhớ cố hương. à Nhớ quê, thao thức không ngủ được, nhìn trăng.Nhìn trăng lại càng nhớ quê. 2. Phép đối trong bài thơ. Cử đầu >< đê đầu Vọng minh nguyệt >< tư cố hương Tình cảm Lí Bạch đối với quê hương. III. Kết luận Với những từ ngữ giản dị và tinh luyện, bài thơ đã thể hiện nhẹ nhàng và thắm thía tình quê hương của một người xa nhà trong một đêm thanh tĩnh. |