Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 33
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 33: Từ trái nghĩa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ:5 phút.
2.1 Tình cảm của tác giả như thế nào đối với quê hương?
2.2 Bài thơ có nghệ thật nào tiêu biểu?
2.3 Trong thời gian xa quê cái gì thay đổi cái gì không thay đổi?
2.4 Bài thơ có giọng điệu như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu HS đọc SGK trang 128 tìm hiểu về từ trái nghĩa. Dựa vào kiến thức bậc tiểu học. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bài thơ vừa học? Ngẩng – cúi (hoạt động) Trẻ - già (tuổi tác) Đi - về (di chuyển) Thế nào là từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với từ “ già” trong câu “ rau già , cau già”? Rau già – rau non. Cao già – cao non. GV gọi HS đọc SGK trang 128 tùm hiểu cách sử dụng từ trái nghĩa. Trong hai bài dịch thơ trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? _ Ngẩng đầu – cúi đầu: diễn tả tâm trạng của nhà thơ. _ Trẻ - già: đi về: sự thay đổi về tuổi tác của nhà thơ. Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng? Chân ướt chân ráo. Gương vỡ lại lành Quan xa nha gần Gần mũi xa mồm Tác dụng: tạo hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh. Từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào? Tìm từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm? Tìm từ thích hợp điền vào các thành ngữ? | I. Thế nào là từ trái nghĩa Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: thắng – thua. Mất – còn Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ: Rau già – rau non. Gìa – trẻ Đẹp – xấu Tốt – xấu. II. Sử dụng từ trái nghĩa. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. Ví dụ: Chân ướt chân ráo. Gương vỡ lại lành. III. Luyện tập. 1/ 129 Từ trái nghĩa. Lành – rách , giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối. 2/ 129 Từ trái nghĩa. Cá tươi – cá ươn. Hoa tươi – hoa héo Ăn yếu – ăn khỏe. Học lực yếu – học lực khá. Chữ xấu – chữ đẹp. Đất xấu – đất tốt. 3/129 Điền từ trái nghĩa thích hợp. _ Chân cứng đá mềm. _ Có đi có lại. _ Gần nhà xa ngõ. _ Mắt nhắm mắt mở. _ Chạy sắp chạy ngữa. _ Vô thưởng vô phạt. _ Bên trọng bên khinh. _ Buổi đực buổi cái. _ Bước thấp bước cao. _ Chân ướt chân ráo. |