Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 4
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 4: Liên kết trong văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản .Sự liên kết của một văn bản được thể hiện ở cả hai mặt hình thức lẫn nội dung.Nắm được các phương tiện liên kết là những từ ngữ, câu văn thích hợp.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập VB có tính liên kết cho HS.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
Kiểm tra vở và sự chuẩn bị bài mới của HS.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Ở lớp 6 các em đã học: Văn bản và phương thức biểu đạt - Gọi HS nhắc lại 2 kiến thức này. Để văn bản có thể biểu đạt rõ mục đích giao tiếp cần phải có tính liên kết và mạch lạc. Vậy liên kết trong văn bản là như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1 GV: Gọi HS: Đọc 2 đoạn văn sgk cả đoạn văn trong vb Mẹ tôi. So sánh 2 đoạn văn, đoạn nào En-ri-cô có thể hiểu rõ hơn người bố muốn nói gì Nếu En-ri-cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì sao? (vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết) GV: Liên: liền; kết: nối, buộc; liên kết: nối liền nhau gắn bó với nhau. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? (Liên kết) Thế nào là liên kết trong văn bản? HS: Đọc VD (sgk - 18) Hãy sửa lại ĐVđể En-ri-cô hiểu được ý bố? Hãy chỉ ra sự thiếu LK của các câu ở Sửa lại thành 1 đoạn văn có nghĩa? (chưa có sự nối kết với nhau - vì chưa có tính liên kết) GV: Những từ còn bây giờ, con là những từ, tổ hợp từ được sử dụng làm phương tiện liên kết trong đoạn văn So sánh đoạn văn khi chưa dùng phương tiện liên kết và khi dùng phương tiện liên kết? Một văn bản muốn có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì? HS: Đọc ghi nhớ Hoạt động 2 Đọc và sắp xếp câu văn theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ? Vì sao lại sắp xếp như vậy? (sắp xếp như vậy thì đoạn văn mới rõ ràng, dễ hiểu.) Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao? Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống? “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp 1 của con.” Có ý kiến cho rằng: Sự liên kết giữa 2 câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong Văn bản: Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao? | I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: 1. Tính liên kết của văn bản: Ví dụ: - Nhận xét + Đoạn văn khó hiểu vì giữa các câu văn không có mối quan hệ gì với nhau -> En- ri- cô không hiểu được ý bố Liên kết: là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản 1 cách tự nhiên, hợp lí -> VB có nghĩa, dễ hiểu. 2. Phương tiện liên kết trong văn bản: Ví dụ - Các câu trong đoạn trích không có cùng nội dung, mỗi câu đề cập đến một vấn đề, ghép các câu lại thành những vấn đề khác nhau -> Thiếu LKND - So với văn bản gốc, cả ba câu đều sai và thiếu các từ nối Câu 2 thiếu cụm từ: còn bây giờ Câu 3 từ "con" chép thành "đứa trẻ" Việc chép sai, chép thiếu làm cho câu văn trên rời rạc, khó hiểu. - Các câu đều đúng ngữ pháp, khi tách khỏi đoạn văn có thể hiểu được sự việc nêu trong câu - Các câu không thống nhất về nội dung, thiếu các từ nối -> Muốn tạo được tính liên kết trong văn bản cần phải sử dụng những phương tiện liên kết về hình thức và nội dung. Ghi nhớ: SGK (18) II. Luyện tập: Bài 1 (SGK-18): Sơ đồ câu hợp lí: 1 - 4 - 2 - 5 - 3 Bài 2 (19): - Đoạn văn chưa có tính liên kết. - Vì chỉ đúng về hình thức ngôn ngữ song không cùng nói về một nội dung. Bài 3 (19): Điền từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. Bài 4 (19): Nếu tách riêng 2 câu văn thì có vẻ rời rạc nhưng nếu đọc tiếp câu 3 thì ta thấy câu 3 kết nối 2 câu trên thành 1 thể thống nhất làm đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ. |