Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 6: Bố cục trong văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản.
- Bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản theo bố cục 3 phần.
3. Tháí độ: Có ý thức XD bố cục khi viết văn .
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản?
- Muốn làm cho văn bản có tính liên kết ta phải sử dụng những phương tiện liên kết nào?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Trong việc tạo lập văn bản nếu ta chỉ biết liên kết các câu trong văn bản thôi thì chưa đủ. Văn bản còn cần có sự mạch lạc, rõ ràng. Muốn vậy phải sắp xếp các câu, các đoạn theo một trình tự hợp lí, đó chính là bố cục trong văn bản. Bài học hôm nay sẽ giúp ta biết cách làm đó.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1 Muốn viết một đơn xin nghỉ học em phải sắp xếp theo trình tự nào? Nếu đảo trật tự trên em thấy như thế nào? Liệu lá đơn có được chấp nhận không? Khi tạo văn bản, việc sắp xếp trật tự sự việc cần phải tuân thủ theo một trình tự hợp lí để tạo ra tính liên kết trong văn bản Vậy bố cục trong văn bản là gì? Bố cục trong văn bản là một yêu cầu cần thiết phải có khi xây dựng văn bản Đọc hai câu chuyện và trả lời câu hỏi: So sánh hai văn bản trên với văn bản trong sách giáo khoa em đã học thì có gì khác nhau không? Theo em cần phải sửa như thế nào? Để cho bố cục rành mạch và hợp lí cần phải có điều kiện nào? Bài văn tự sự, miêu tả có mấy phần và nhiệm vụ của từng phần là gì? Khi đảo trật tự các phần trong văn bản, em có nhận ra không? Vì sao? Em có nhận xét gì về bố cục của các phần trong văn bản? Hoạt động 2 Bài tập 2/30 Ghi lại bố cục của truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" Nhận xét về bố cục vừa tìm được Bài tập 3/30 Xếp lại theo trình tự | I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản 1. Bố cục của văn bản Sắp xếp theo trình tự - Quốc hiệu, tiêu ngữ - Tên đơn - Nơi gửi đơn (GV chủ nhiệm) - Người làm đơn - Lí do gửi đơn - Lời hứa - Lời cảm ơn - Ký tên - Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo trình tự, một hệ thống rành mạch hợp lí. 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản + Giống nhau: đầy đủ các ý + Khác nhau: Nguyên bản có 3 phần thì ở đây chỉ có 2 phần. Các ý trong văn bản trên cũng được sắp xếp lộn xộn -> Bố cục chưa hợp lí, cách kể chuyện rờm rà, thiếu tính thống nhất làm cho người đọc người nghe thấy khó hiểu. Các chi tiết bị sắp xếp lộn xộn không theo trình tự diễn biến của câu chuyện + Sửa lại - Con ếch trong một cái giếng, nó thấy bầu trời chỉ bằng cái vung, nó nghĩ mình là chúa tể - Nó ra khỏi giếng, đi lại ghêng ngang và bị giẫm bẹp - Bỏ câu cuối: từ đáy trâu trở thành bạn của nhà nông Ghi nhớ: sgk/30 3. Các phần của bố cục - Gồm 3 phần: + Mở bài: Tả khái quát + Thân bài: Tả chi tiết + Kết bài: Tóm tắt về đối tượng và cảm nghĩ khái quát -> Mỗi phần có một đặc điểm, nhiệm vụ riêng biệt dó đó có thể dễ dàng nhận ra đặc điểm từng phần. + Văn bản thường được xây dựng theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài II. Luyện tập - Mẹ bảo phải chia đồ chơi - Hai anh em chia đồ chơi - Hai anh em đến trường chia tay thầy cô và bạn bè - Hai anh em chia tay nhau - Bố cục hợp lý theo trình tự thời gian diến ra sự việc, có mở đầu có kết thúc. Báo cáo thành tích học của cá nhân Mở bài: Thân bài: Thành tích học tập của bản thân - Bản thân đã học ở nhà, ở lớp như thế nào Kết bài: Chúc đại hội thành công |