Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 10: Từ láy được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận diện và nắm được cấu tạo 2 loại từ láy: Từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ.
- Hiểu được giá trị tượng thanh và tượng hình, gợi cảm của từ láy.
2. Kĩ năng:
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhắn mạnh.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của TV cho HS.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: Nắm sĩ số, nề nếp lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Đằng sau những câu hát đối đáp,bài ca dao trên còn mang nội dung kiến thức gì?
- Trong bài 1, chàng trai cô gái hỏi về những địa danh để làm gì? Tại sao họ lại chọn đặc điểm về địa danh?
- Nhận xét về từ ngữ hai dòng đầu của bài 4?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Ở lớp 6, các em đã được học về từ láy. Vậy “Từ láy” có mấy loại? Nghĩa của chúng ra sao? Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về từ láy để từ đó vận dụng nó trong quá trình tạo lập văn bản.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1 Nhận xét đặc điểm âm thanh: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu Phân loại: Giáo viên ra bài tập: mờ mờ, xanh xanh, nhỏ nhỏ, lẳng lặng, ngong ngóng Tìm từ láy biến âm và không biến âm? Từ láy có máy loại? Đặc điểm từng loại? Hoạt động 2 Nghĩa của từ: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu, tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh. => mô phỏng âm thanh. Đặc điểm về âm thanh, ý nghĩa các từ: lí nhí, li ti => gợi tả những hình dáng âm thanh nhỏ bé? Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh => Biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm. So sánh: mềm mại, đo đỏ với mềm, đỏ => Mang sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ so với tiếng gốc. Hoạt động 3 Đọc VB HS: Làm BT GV: Kiểm tra Hướng dẫn làm BT 4-6 Sgk | I. Các loại từ láy 1. Ví dụ: - Đăm đăm: giống nhau cả âm lẫn tiếng. - Mếu máo: giống nhau ở phụ âm đầu. - Liêu xiêu: giống nhau ở phần vần. 2. Từ láy: Có 2 loại - Láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn Đăm đăm, xinh xinh, đo đỏ.... - Láy bộ phận: + Láy bộ phận phụ âm đầu: mếu máo, ngơ ngác... + Láy bộ phận vần: liêu xiêu, lôi thôi.. Các tiếng có sự giống nhau về phụ âm hoặc phần vần. II. Nghĩa của từ láy - Được tạo bởi nhờ đặc điểm âm thanh và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. - Nghĩa của từ láy có thể có sắc thái riêng so với tiếng gốc (giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh) Ghi nhớ: Sgk Tr 42 III. Luyện tập BT1 - Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, bần bật, chiêm chiếp - Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề.... 1. Tạo từ láy - Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhói, khang khác, thấp thoáng, chênh chếch, anh ách. 2. Điền từ - Bà mẹ nhẹ nhàng... - ... thở phào nhẹ nhõm |