Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 44
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 44: Một thứ quà của lúa non: Cốm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại,diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
Hướng dẫn HS tìm hiểu Thạch Lam và thể loại tùy bút. Đọc và tìm hiểu chung về bài văn Bài văn có thể phân thành mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn? Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh, chi tiết nào? Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả tạo nên tính biểu cảm cho đoạn văn? Nhưng để có hạt cốm còn cần đến điều gì? Để có hạt cốm còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người Thạch Lam không miêu tả kỉ thuật hay công việc làm cốm. Mà chỉ cho biết đó là cả một nghệ thuật với “một loạt cách chế biến”. Tác giả tập trung miêu tả những cô hàng cốm làng vòng với dấu hiệu đặc biệt là đòn gánh ….. Cốm có giá trị đặc sắc gì? Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, làm đồ siêu tết của nhan dân ta? Sự hòa hợp tương ứng ấy được phân tích trên những phương diện nào? Tác giả bình luận, phê phán thói chuộng ngoại, bắt trước người ngoài những kẻ giàu có, vô học, không biết hưởng thức và trân trọng những sản vật cao quý kín đáo và nhã nhặn của truyền thống dân tộc ta Tác giả bàn về sự hưởng thức cốm như thế nào? | I. Giới thiệu _ Thạch Lam (1910 – 1942) sinh tại Hà Nội tên thật là Nguyện Tường Lân là nhà văn nổi tiếng. Ông có sở trường về truyện ngắn và khai thác cảm giác con người. _ Tùy bút là một thể loại văn nghi chép những hình ảnh sự việc mà nhà văn quan sát,chứng kiến. Nhưng tùy bút thiên vè biểu cảm,thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước hiện tượng và vấn đề của đời sống II. Bố cục _ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người _ Đoạn 2: “cốm là thứ quà riêng biệt ……. kín đáo và nhã nhặn”; phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm _ Đoạn3: phần cònlại: bàn về sự hưởng thức cốm III. Phân tích 1. Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cồm _ Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen của mặt hồ - gợi nhắc đến hương vị của cốm _ Tác giả huy động nhiều cảm giác để cảm nhậnvề đối tượng, đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương tơm thanh khiết củacánh đồng lúa 2. Ca ngợi giá trị của cốm _ Cốm thứ quà riêng biệt của đất nước, thức dâng của những cánh đồng lúa,mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết _ Dùng cốm làm lễ vật siêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa. Thứ lễ vật ấy sánh cùng quả hồng – hòa hợp, tốt đối – biểu trưng cho sự gắn bó, hài hòa trong tình duyên đôi lứa + Màu sắc: sắc của hồng – màu ngọc lựu già và cốm – màu ngọc thạch + Hương vị: thanh đạm, ngọt sắc 3. Sự hưởng thức cốm Ăn cốm là sự hưởng thức nhiều giá trị được kết tinh, đấy chính là cái nhìn văn hóa trong ẩm thực cho nên hãy nhẹ nhàng, trân trọng IV. Kết luận “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy |