Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 25
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 25: Qua đèo Ngang được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
- Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2.1 Văn biểu cảm viết ra nhằm mục đích gì?
2.2. Văn biểu cảm thường bộc lộ những tình cảm ra sao?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung lưu bảng |
GV gọi HS đọc chú thích SGK trang 102 và trả lời câu hỏi. Em hãy cho biết vài nét về tác giả? GV gọi HS đọc bài thơ. Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào?Nhận xét cách gieo vần? Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618 – 907) Trung Quốc. Tính cô đúc và súc tích được coi là một trong những đặc trưng tiêu biểu của thể thơ này. Nhận dạng thể thơ,cách gieo vần,phép đối giữa câu 3, 4 câu 5, 6. Phép đối giữa câu 3,4: (lom khom dưới núi – lác đác bên sông, tiều vài chú – chợ mấy nhà ) Phép đối giữa câu 5,6: (nhớ nước đau lòng – thương nhà mỏi miệng, con Quốc Quốc – cái gia gia) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả? Qua Đeo Ngang tác giả miêu tả những cảnh nào? Tìm những từ láy có trong bài? Tác dụng của nó ? Hãy nhận xét cảnh đèo Ngang qua sự miêt tả của Bà Huyện Thanh Quan? Khi đi qua đèo Ngang tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan như thế nào? Bà Huyện Thanh Quan là người đàng ngoài thuộc Lê Trịnh, nay đã là người của chúa Nguyễn ở đàng trong. Trong lòng bà còn hoài niệm luyến tiếc nhà Lê. Nay vào kinh, một nơi lạ nước lạ nhà, một mình ngàn dặm àcô đơn, sầu nhớ. Câu thơ cuối bộc lộ tâm trạng của tác giả như thế nào? Tương quan giữa cảnh trời non nước với một mảnh tình riêng là đối lập, ngược chiều. Trời non nước bát ngát rộng mở bao nhiêu thì mảnh tình lại càng nặng nề khép kín. Cụm từ “ta với ta” bộc lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. | I. Giới thiệu. _ Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh quê làng Nghi Tàm (Tây Hồ _ Hà Nội) là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có. _ Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.Chỉ gieo vần ở chữ cuối mỗi câu 1, 2, 4, 6, 8 giữa câu 5 – 6 có luật bằng trắc. II. Đọc hiểu. _ Tác giả đến Đèo Ngang vào lúc bóng chiều đã ngã. Thời điểm ấy dễ gây cảm giác hoài niệm mơ màng. _ Cảnh vật gồm dãy núi, con sông, chợ, vài mái nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều phu.Tất cả gợi lên cảm giác mênh mông trống vắng. _ Các từ láy: lác đác, lom khom, quốc quốc, gia gia có tác dụng gợi hình gợi cảm. _ Cảnh thiên nhiên khoáng đạt, núi đèo bát ngát thấp thoáng sự sống con người nhưng còn hoang sơ gợi cảm giác buồn vắng lặng. _ Tác giả qua đèo Ngang mang tâm trạng buổn hoài cổ,cô đơn. _ Câu “một mảnh tình riêng ta với ta” trực tiếp cho thấy nỗi buồn cô đơn, thầm kín của tác giả. III. Kết luận. Với phong cách trang nhã “Qua đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. |