Giáo án Ngữ văn 7 bài: Câu đặc biệt theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 63: Câu đặc biệt được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm câu đặc biệt.

- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết câu đặc biệt.

- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.

- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, ham tìm tòi, học hỏi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài học

-Học liệu: phiếu học tập, một số đoạn văn...

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện:hoạt động cặp đôi.

- Sản phẩm hoạt động: các nhóm tìm được các câu đặc biệt.

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV nêu câu hỏi, HS trao đổi với bạn trong bàn cặp đôi để trả lời câu hỏi sau đó trình bày trước lớp

Câu hỏi:

1. Hãy đọc đoạn thoại sau:

Chim sâu hỏi chiếc lá:

-Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

-Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2. Trả lời các câu hỏi:

?Tìm câu rút gọn, chỉ ra thành phần rút gọn và cho biết tác dụng việc rút gọn?

?Các câu còn lại có tác dụng gì?

2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

Cách thực hiện: giáo viên yêu cầu 2 cặp đôi lên trình bày sản phẩm, 2 cặp nhận xét, bổ sung.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.

-GV nhận xét,đánh giá

-GV nhận xét, cho điểm phần kiến thức liên quan đến bài học trước, dẫn dắt vào bài học mới…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

*Hình thức tổ chức hoạt động: thuyết trình, thảo luận cặp đôi, nhóm, ….

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: tìm hiểu khái niệm câu đặc biệt

-Mục tiêu: HS nắm được khái niệm câu đặc biệt

-Phương pháp: đọc, hoạt động nhóm, chung cả lớp

-phương thức thực hiện:

+HĐ cá nhân, hđ nhóm, hđ chung cả lớp.

-Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày ,phiếu học tập .

-phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá

-Tiến trình thực hiện:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

-Gv gọi Hs đọc VD Sgk, chú ý câu in đậm.

? Hãy thảo luận cặp đôi với bạn và lựa chọn 1 câu trả lời đúng. Câu in đậm có cấu tạo như thế nào?

a. Đó là 1 câu bình thg, có đủ CN-VN

b. Đó là 1 câu rút gọn, lược bỏ CN-VN.

c. Đó là câu không có CN-VN.

2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo kết quả.

Cách thực hiện: giáo viên yêu cầu 2 cặp đôi lên trình bày sản phẩm, 2 cặp nhận xét, bổ sung.

-HS trả lời: là câu không có CN-VN.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá

-Gv chốt giảng: Câu in đậm không thể có CN và VN, tức không cấu tạo theo mô hình CN-VN. Loại câu đó là câu đặc biệt.

? Vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt?

-HS trả lời

-GV y/c các em đọc ghi nhớ Sgk, lấy ví dụ.

Hđ2: Tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt

-Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của câu đặc biệt

-Phương pháp: đọc, vấn đáp, hoạt động cá nhân, nhóm.

-phương thức thực hiện:

+HĐ cá nhân, hđ nhóm, hđ chung cả lớp.

-Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày, phiếu học tập

-phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá

-Tiến trình thực hiện:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

-GV yêu cầu học sinh đọc bảng Sgk? Quan sát vào bảng em vừa điền, hãy cho biết câu đặc biệt thường được dùng để làm gì?

2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

Cách thực hiện: giáo viên yêu cầu 2 đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm, 2 nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-GV yêu cầu học sinh dùng bút chì đánh dấu vào ô thích hợp

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá

-Gv chốt giảng: Một đêm mùa xuân. ->xđ thời gian, nơi chốn.

-Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. ->liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

-Trời ơi! ->bộc lộ cảm xúc.

-Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Gọi-đáp.

-Chị An ơi!

-GV gọi Hs đọc ghi nhớ Sgk

I-Thế nào là câu đặc biệt:

1.Ví dụ:

-Ôi, em Thuỷ!

2. Nhận xét:

Đó là câu không có CN-VN.

->Là câu đặc biệt

3.Ghi nhớ (Sgk).

II-Tác dụng của câu đặc biệt

1. Ví dụ:

2.Nhận xét

-Một đêm mùa xuân. ->xđ thời gian, nơi chốn.

-Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. ->liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

-Trời ơi! ->bộc lộ cảm xúc.

-Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

-Chị An ơi!

->gọi -đáp

3. Ghi nhớ (sgk/29).

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

-Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt

-Phương pháp: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm phương thức thực hiện:

+HĐ cá nhân, hđ nhóm, hđ chung cả lớp.

-Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày, phiếu học tập.

-phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá

-Tiến trình thực hiện:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

-Hs đọc các đ.v.

-Tìm câu đ.biệt và câu rút gọn?

-Vì sao em biết đó là câu rút gọn?

?Mỗi câu đ.biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?

(Mỗi nhóm 1 ý-chia lớp 4 nhóm)

2. Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm, 2 nhóm khác nhận xét, bổ sung.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá

-GV chốt

a- Câu đặc biệt: không có.

-Câu rút gọn: câu 2,3,5.

b-Câu đặc biệt: câu 2,3,4,5.

-Câu rút gọn: không có.

c-Câu đặc biệt: câu 4.

-Câu rút gọn: không có.

d-Câu đặc biệt: Lá ơi!

-Câu rút gọn: Hãy kể chuyện... đi!

Bình thường... đâu.

Bài 2 (29): Tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt.

b-Xđ thời gian (3 câu),

bộc lộ cảm xúc (câu 4).

c-Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, h.tượng

d-Gọi đáp.

III. Luyện tập

Bài 1 (29 ):Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt.

a- Câu đ.biệt: không có.

-Câu rút gọn: câu 2,3,5.

b-Câu đ.biệt: câu 2,3,4,5.

-Câu rút gọn: không có.

c-Câu đặc biệt: câu 4.

-Câu rút gọn: không có.

d-Câu đặc biệt: Lá ơi !

-Câu rút gọn: Hãy kể chuyện... đi !

Bình thường... đâu.

Bài 2 (29):Tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt.

b-Xđ thời gian (3 câu),

bộc lộ cảm xúc (câu 4).

c-Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, h.tượng

d-Gọi đáp.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

-Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức đã học về câu đặc biệt để viết đoạn văn

-Phương pháp: hoạt động: cá nhân

-Sản phẩm: đoạn văn.

-Phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá

-Tiến trình thực hiện:

1. GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập 3/29 Sgk

Bài 3 (29): Viết đ.v ngắn khoảng 5-7 câu, tả cảnh quê hương em (hoặc chủ đề về tình bạn) trong đó có 1 vài câu đặc biệt?

2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS làm việc cá nhân (1 em viết vào bảng)….

Quê em ở vùng lòng Hồ. Để đến được trường học, chúng em phải đi thuyền. Vào n ngày mưa rét, chúng em không thể đến trường được vì sóng to, đi trên sông rất nguy hiểm. Những hôm như vậy, đứng trên bờ, chúng em thầm gọi: Gió ơi! Đừng thổi nữa. Mưa ơi! Hãy tạnh đi.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

-Hs nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, đánh giá.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

-Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức đã học về câu đặc biệt để tìm đoạn văn

-Phương pháp: hoạt động: cá nhân

-Sản phẩm: đoạn văn.

-phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá

-Tiến trình thực hiện:

1. GV giao nhiệm vụ: HS thực hiện ở nhà

-Tìm 1 số đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng câu đặc biệt, gạch chân các câu đặc biệt.

2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân ở nhà.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày báo cáo kết quả vào tiết học hôm sau.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung trong giờ học hôm sau

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

_ Nắm được khái niệm câu đặc biệt.

  • Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
  • Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Nêu bố cục của bài?

2.2 Nghệ thuật lập luận trong bài như thế nào?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV ghi VD lên bảng

GV đọc 3 câu SGK trang 27 HS thảo luận và lựa chọn.

- Câu in đậm là một câu không có chủ ngữ và vị ngữ.

GV giúp HS phân biệt giữa câu đặc biệt và câu thường.

So sánh các câu sau:

Tôi đi học / Bây giờ.

…..

GV diễn giảng giúp HS phân biệt giữa câu đặc biệt, câu bình thường và câu rút gọn.

VD: _ Bạn ăn cơm chưa?

_ Chưa. -> rút gọn

_ Thế sao -> đặc biệt.

Thế nào là câu đặc biệt?

GV cho HS xem bảng SGK trang 28 sau đó chép vào bảng và đánh dấu x .

Câu đặc biệt có tác dụng như thế nào?

Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn?

Nêu tác dụng câu đặc biệt, câu rút gọn trong bài tập 1?

I.Thế nào là câu đặc biệt

Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ _ vị ngữ.

Ví dụ: Ôi ! lá rơi.

II. Tác dụng của câu đặc biệt.

Câu đặc biệt dùng để:

_ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong câu.

Ví dụ: Một đêm mùa xuân.

_ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng.

Ví dụ: Tiếng reo, tiếng vỗ tay.

_ Bộc lộ cảm xúc.

Vi dụ: Trời ơi.

_ Gọi đáp.

Ví dụ: Chị ơi!

III. Luyện tập

1/ Tìm câu

a. Câu đặc biệt: không có

Câu rút gọn:

Có khi ………..dễ thấy.

Nhưng cũng có khi……trong hòm

Nghĩa là phải giải thích……công việc kháng chiến

Lược bỏ chủ ngữ.

b. Câu đặc biệt:

Ba giây…..bốn giây…..năm giây…..Lâu quá.

Câu rút gọn: không có.

c. Câu đặc biệt: “một hồi còi”

Câu rút gọn: không có.

d. Câu đặc biệt: “lá ơi!”

Câu rút gọn:

_ Hãy kể……..đi

_ Bình thường …….kể đâu.

2/ Tác dụng câu đặc biệt

+ Xác định thời gian (câu b 3 câu đầu)

+ Bộc lộ cảm xúc (câu b _ câu 4)

+ Liệt kê thông báo sự tồn tại sự vật hiện tượng (câu c)

Tác dụng cây rút gọn

+ Làm câu gọn hơn, tránh lặp từ. (câu a, câu thứ 2 trong câu d)

+ Làm câu gọn hơn, câu rút gọn chủ ngữ (câu 1 trong câu d)

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Câu đặc biệt theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 1.045
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm