Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 36

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 36: Từ đồng âm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Hiểu thế nào là từ đồng âm.
  • Biết cách xác định nghĩa cuả từ đồng âm.
  • Có thái độ cẩn trọng:trành gây nhằm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2.1. Nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài?

2.2 Nhà thơ có mơ ước gì?

2.3 Nếu mơ ước thành sự thật tác giả sẵn sàng chấp nhận điều gì?

2.4 Qua mơ ước đó cho thấy tác giả là người ra sao?

3. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV gọi HS đọc SGK trang 135 mục 1

Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong 2 ví dụ?

Lồng 1: động từ phản ứng mạnh của loài ngựa.

Lồng 2: danh từ, vật dụng đan bằng tre, gỗ.

Nghĩa của các từ “lồng” trên có liên quan gì với nhau không?

Nghiã khác nhau.

Thế nào là từ đồng âm?

Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên?

Ngữ cảnh.

GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 135.

Từ kho có hai nghĩa.

a.1 Kho: cách chế biến thức ăn.

a.2 Kho: nơi chứa cá à đem cá về mà kho hoặc đem cá về để nhập kho.

Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?

Tìm từ đồng âm?

Tìm nghĩa khác nhau của từ “cổ” và giải thích?

Tìm biện pháp được sử dụng trong bài tập 4?

I. Thế nào là từ đồng âm.

Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Ví dụ: đường (đi) – đường (ăn)

(cái) bàn – bàn (luận)

II. Sử dụng từ đồng âm.

Trong giao tiếp phải chú ý đấy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

III. Luyện tập.

1/136 từ đồng âm.

_ Cao: ở trên mức bình thường (cao điểm)

Cao lương

_ Ba: ba người (số)

Ba mẹ

_ Tranh: tranh giành

Bức tranh.

_ Sang: sang giàu

Sang sông

_ Nam: nam nhi

Miền Nam

_ Sức: sức khỏe

Sức thuốc

_ Nhè: khóc nhè

Nhè chổ yếu mà đánh

_ Tuốt: tuốt lúa

Ăn tuốt hết cả

_ Môi: môi son

Môi giới

2/136 Các nghĩa khác nhau của danh từ.

a. Cổ người, cổ tay

Cổ chai: chỉ bộ phận nối liền giữa thân với đầu hoặc bàn tay với cẳng chân, cẳng tay.

b. Cổ vật, cổ đông, cổ (cô ấy)

4/ 136 Biện pháp được sử dụng.

Anh chàng lợi dụng từ đồng âm.

Vạc: dụng cụ nấu thức ăn? (lớn)

Vạc: một loài chim giống cò.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm