Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 21
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 21: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm được kiểu đề văn biểu cảm.
- Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2.1 Mỗi đoạn văn biểu đạt mấy tình cảm?
2.2 Để biểu đạt tình cảm, người viết chọn hình ảnh như thế nào?
2.3 Bố cục của bài gồm mấy phần? Tình cảm của bài được trình bày như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung lưu bảng |
GV gọi HS đọc SGK mục 1trang 87. Chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề? a. Đối tượng và tình cảm cần biểu hiện về dòng sông quê hương. b. Cảm nghĩ về đối tượng là dòng sông. c. Cảm nghĩ về đối tượng là nụ cười mẹ. d. Biểu cảm cho vui buồn tuổi thơ. e. Cảm nghĩ về loài cây em yêu. Đề văn biểu cảm nêu lên vấn đề gì? Cho đề văn: cảm nghĩ vể nụ cười của mẹ. * Tìm hiểu đề và tìm ý. Đối tượng phát biểu cảm nghĩa là gì?Em hiểu như thế nào về đối tượng ấy? 1. Đối tượng: phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười mẹ. 2. Dựa vào gợi ý SGK nêu câu hỏi HS trả lời. 3. GV hướng dẫn HS làm bài. * Dàn bài: a. Mở bài: nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng. b. Thân bài: nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ. _ Nụ cười vui, thương yêu _ Nụ cười khuyến khích. _ Những khi vắng nụ cười của mẹ. c. Kết bài: lòng yêu thương và kính trọng mẹ. 4. Viết bài văn Làm bài văn biểu cảm gồm những bước nào? Đọc bài văn SGK trang 89+ 90 và trả lời câu hỏi. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy nêu lên dàn ý của bài? | I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm. 1. Đề văn biểu cảm. Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn. 2. Các bước làm bài văn biểu cảm. Các bước làm bài văn biểu cảm là tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa bài. Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó. Tìm lời văn thích hợp gợi cảm. II. Luyện tập. Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.Đây là những biểu cảm trực tiếp tha thiết. Lập dàn ý. Mở bài: giới thiệu tình yêu quê hương An Giang. Thân bài: biểu hiện tình yêu mến quê hương. _ Tình yêu quê từ tuổi thơ. _ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước. Kết bài: tình yêu quê hương đối với nhận thức của người từng trải, trưởng thành. |