Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 7 bài: Tục ngữ về con người và xã hội theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 58: Tục ngữ về con người và xã hội được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.

-Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.

- Sử dụng tục ngữ đúng ngữ cảnh trong giao tiếp.

3. Phẩm chất: Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại và vận dụng vào cuộc sống thường ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: phiếu học tập

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài

- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

- Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến con người hoặc xã hội mà em đã biết, giải nghĩa sơ lược

- Phương án thực hiện:

+ Thực hiện trò chơi “Đố vui”

+ Luật chơi: Mỗi đội có 3 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề

- Thời gian: 2 phút

- Sản phẩm: Các câu tục ngữ về con người và xã hội

2. Thực hiện nhiệm vụ:

*. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Lập đội chơi

+ Chuẩn bị tinh thần thi đấu

+ Thực hiện trò chơi theo đúng luật

* Giáo viên:

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi

- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết thời gian thì dừng lại

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh mỗi đỗi thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định

4. Nhận xét, đánh giá:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ Tinh thần, ý thức hoạt động học tập

+ Kết quả làm việc

+ Bổ sung thêm nội dung (nếu cần)

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu chung (5 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu chủ đề, cách đọc và bố cục của văn bản

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm

- Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động nhóm

+ Hoạt động chung cả lớp

- Sản phẩm hoạt động:

+ nội dung hs trình bày

+ phiếu học tập của nhóm

- Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Nội dung cơ bản của các câu tục ngữ trong văn bản là gì?

NV2: Nêu cách đọc văn bản?

NV3: Ta có thể chia các câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm?

Hướng dẫn đọc: Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối

- HS đọc, nhận xét cách đọc.

Giải thích từ khó.

- HS giải thích.

Hs hoạt động nhóm nhanh

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

NV1: Trình bày ý kiến cá nhân

NV2: Nêu cách đọc

NV3: Hoạt động nhóm và trình bày

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng NV

- Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

+ NV1: - Tục ngữ về con người và xã hội

+ NV2: Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối

- HS đọc, nhận xét cách đọc.

+ NV 3: Chia 3 nhóm

3. Báo cáo kết quả:

NV1+ 2:

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

- Học sinh khác bổ sung

NV3: Đại diện nhóm trình bày

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung:

=> Những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội là một nội dung quan trọng của tục ngữ.

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HĐ 2: Đọc, hiểu văn bản (25 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh Tìm hiểu cụ thể nội dung, ý nghĩa, cách vận dụng từng câu tục ngữ

- Phương pháp: Dạy học nhóm kết hợp vấn đáp, thuyết trình

- Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động nhóm

+ Hoạt động chung cả lớp

- Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

- Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trên phiếu học tập tìm hiểu các câu tục ngữ theo 3 nhóm nội dung:

+Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1 -> 3)

+ Tục ngữ về học tập tu dưỡng (câu 4 -> 6)

+ Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7-> 9).

- Cách làm: theo gợi ý trong phiếu học tập:

+ biện pháp nghệ thuật trong mỗi câu?

+ giải nghĩa mỗi câu?

+ nêu ý nghĩa hoặc cách vận dụng nó?

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ Bước 1: Hoạt động các nhân

+ Bước 2: Tập hợp ý kiến, thống nhất theo nhóm

- HS đọc câu 1: " Một mặt người bằng mười mặt của."

Em hiểu "mặt người", "mặt của" là gì?

Hs giải thích

Câu tục ngữ có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó ?

- HS trả lời

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể: của là của cải vật chất, mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

->Tạo điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu.

Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?

=> Khẳng định sự quí giá của người so với của.

Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì?

HS trả lời: Người quí hơn của.

Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào ?

- Phê phán những trường hợp coi của hơn người hay an ủi động viên những trường hợp “của đi thay người”.

- Nêu quan niệm cũ về việc sinh nhiều con

Em còn biết câu tục ngữ nào đề cao giá trị con người nữa không?

- Người ta là hoa đất.

- Người sống đống vàng.

Em hãy giải thích “góc con người” là như thế nào? Tại sao “cái răng cái tóc là góc con người”?

- Góc tức là 1 phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ, nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.

Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?

- HS trả lời

Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào ?

- Nhắc nhở con người giữ gìn răng và tóc

- Nhìn nhận đánh giá con người

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Các từ: Đói-sạch, rách-thơm được dùng với nghĩa như thế nào ?

- Đói-rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn; sạch-thơm là chỉ phẩm giá trong sáng tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn.

Hình thức của câu tục ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng của hình thức này là gì?

- Có vần, có đối –> làm cho câu tục ngữ cân đối, dễ thuộc, dễ nhớ.

Câu tục ngữ có nghĩa như thế nào? (Gv giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng)

- Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù quần áo rách vẫn giữ cho sạch, cho thơm.

- Nghĩa bóng: dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch; không phải vì nghèo khổ mà làm bừa, phạm tội.

Câu tục ngữ cho ta bài học gì?

- Tự nhủ, tự răn bản thân; nhắc nhở người khác phải có lòng tự trọng.

Trong dân gian còn có những câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu tục ngữ này?

- Chết trong còn hơn sống đục;

- Giấy rách phải giữ lấy lề

HS đọc câu 4, 5, 6.

Ba câu này có chung nội dung gì ?

Hs trả lời

Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong câu 4? Tác dụng của cách dùng từ đó?

Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Điệp ngữ –>Vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học.

Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?

- Nói về sự tỉ mỉ công phu trong việc học hành. Ăn nói phải giữ phép tắc, phải biết học xung quanh, học để biết làm, biết giao tiếp với mọi người.

Bài học rút ra từ câu tục ngữ này là gì? Liên hệ?

- HS trả lời

- Liên hệ: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn; Một lời nói dối, sám hối bảy ngày; Nói hay hơn hay nói.

Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?

- HS trả lời

Bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm đó?

- Phải tìm thầy giỏi mới có cơ hội thành đạt; Không được quên công ơn của thầy.

HS đọc câu 6

- Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?

- HS trả lời

- Mục đích của cách nói đó là gì?

- HS trả lời

- Câu 5,6 mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

- 1 câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, 1 câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. 2 câu không mâu thuẫn nhau mà chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm đúng đắn của người xưa: trong học tập vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.

HS đọc câu 7, 8, 9.

Giải nghĩa từ: Thương người, thương thân?

- Thương người: tình thương dành cho người khác; thương thân: tình thương dành cho bản thân.

-Nghĩa của câu tục ngữ là gì?

- Thương mình thế nào thì thương người thế ấy.

- Hai tiếng “thương người” đặt trước “thương thân”, đặt như vậy để nhằm mục đích gì?

- HS trả lời

- Câu tục ngữ cho ta bài học gì?

- HS trả lời

- Liên hệ?

- Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy….

HS đọc câu 8.

- Giải nghĩa từ: quả, cây, kẻ trồng cây?

- Quả là hoa quả; cây là cây trồng sinh ra hoa quả; kẻ trồng cây là người trồng trọt, chăm sóc cây để cây ra hoa kết trái.

Nghĩa của câu tục ngữ là gì? (Nghĩa đen, nghĩa bóng).

- Nghĩa đen: hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng, vì vậy ta phải nhớ ơn họ.

Nghĩa bóng: cần trân trọng sức lao động của con người, không được lãng phí. Biết ơn người đi trước, không được phản bội quá khứ.

- Câu tục ngữ được sử dụng trong những hoàn cảnh nào?

- Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; của học trò đối với thầy cô giáo. Lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh để bảo vệ đất nước.

- Liên hệ?

- Uống nước nhớ nguồn.

HS đọc câu 9

Nghĩa của câu 9 là gì?

- 1 cây đơn lẻ không làm thành rừng núi; nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao.

Câu tục ngữ cho ta bài học kinh nghiệm gì?

- HS trả lời (Tránh lối sống cá nhân; cần có tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc).

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Quan sát, động viên, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập hoàn chỉnh

3. Báo cáo kết quả:

Đại diện nhóm 1 trình bày 3 câu đầu

- Đại diện nhóm 2 trình bày câu 4,5,6

- Đại diện nhóm 3 trình bày câu 7,8,9

=> Các nhóm khác lắng nghe

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung:

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Về hình thức những câu tục ngữ này có gì đặc biệt?

- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ…; Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

Chín câu tục ngữ trong bài đã cho ta hiểu gì về quan điểm của người xưa?

- Không ít câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân, xử thế.

-HS đọc ghi nhớ.

I. Tìm hiểu chung:

1. Chủ đề:

- Tục ngữ về con người và xã hội

2. Đọc; Chú thích; Bố cục

- Bố cục: 3 nhóm:

+Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1 -> 3)

+ Tục ngữ về học tập tu dưỡng (câu 4 -> 6)

+ Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7-> 9).

II. Đọc, hiểu văn bản:

1. Tục ngữ về phẩm chất con người:

Câu 1:

- Nhân hoá, so sánh, hoán dụ, đối lập

-> Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị của con người.

Câu 2:

- Khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ, vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.

Câu 3:

- Có vần, có đối

-> khuyên người ta dù đói khổ, thiếu thốn cần giữ lối sống trong sạch không làm việc xấu xa; Cần giữ gìn phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

- Giáo dục con người lòng tự trọng biết vươn lên trên hoàn cảnh

2. Tục ngữ về học tập, tu dưỡng

Câu 4:

- Điệp ngữ -> Nhấn mạnh việc học toàn diện, tỉ mỉ.

Câu 5: Không thầy đố mày làm nên.

- Ý nghĩa: Không có thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công.

Khẳng định vai trò và công ơn của thầy.

Câu 6:

Học thầy không tày học bạn.

- Phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè.

Đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học bạn.

3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử

Câu 7:

Thương người như thể thương thân.

- Nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu.

Hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Không nên sống ích kỉ.

Câu 8:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó.

Câu 9:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh; 1 người không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn trở ngại dù là to

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

2. Ý nghĩa:

* Ghi nhớ: sgk/ Tr13

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, củng cố: (5 phút)

Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học

Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên giao nhiệm vụ: Trình bày cảm nhận của em về một trong số các câu tục ngữ mà em vừa học một cách ngắn gọn

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trình bày trên giấy nháp

- Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh

- Dự kiến sản phẩm: Một đoạn văn nêu đủ nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của 1 câu tục ngữ

*Báo cáo kết quả

Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh yêu cầu

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào thực tế đời sống

Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá Hs, Gv đánh giá Hs

Tiến trình hoạt động:

Hãy tìm một tình huống mà em có thể một vận dụng một câu tục ngữ trong bài cho hợp lí?

Hs nêu tình huống và giải thích

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, câu tục ngữ trái nghĩa với một vài câu tục ngữ trong bài học.

- Đọc thêm và tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam và nước ngoài.

- Tìm những câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa gần gũi với những câu tục ngữ nước ngoài trên.

*Chuẩn bị bài “Rút gọn câu”

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU:

  • Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.
  • Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án.

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Khi nào con người có nhu cầu nghị luận?

2.2 Thế nào là văn bản nghị luận?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Gọi HS đọc 9 câu tục ngữ SGK trang 12?

9 câu tục ngữ trên mang ý nghĩa chung như thế nào?

GV cho HS thảo luận nghĩa của các câu tục ngữ, giá trị và một số trường hợp ứng dụng

Cho biết nghĩa và giá trị câu tục ngữ số 1?

Đọc câu 2 và cho biết nghĩa, câu tục ngữ muốn răng dạy điều gì?

Răng và tóc biểu hiện tình trạng sức khỏe, tính tình và tư cách con người

Câu 3 nhắc nhở con người điều gì?

Thể hiện suy nghĩ giản dị, sâu sắc về việc bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hóa

Câu 4 cho biết nghĩa đen và nghĩa bóng?

Câu 5, 6 GV hướng dẫn HS khi thảo luận câu hỏi 3.

Câu 7 khuyên nhủ con người điều gì?

Câu 8 nhắc nhở con người điều gì?

Nghĩa câu 9 nhằm khẳng định điều gì?

Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự?

“Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết

Thành công, thành công đại thành công”

“Hòn đá to, hòn đá nặng

Một người nhấc, nhấc không đặng

Hòn đá to, hòn đá nặng

Nhiều người nhấc, nhấc lên đặng”

So sánh 2 câu 5, 6 nêu một vài cặp có nội dung tương tự ?

Các câu 1, 6, 7 diễn đạt bằng hình thức nào? Nêu đối tượng trong từng câu và tác dụng?

_Câu 1: mặt người với mặt của = khẳng định sự quí giá của con người

_Câu 6: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn

_Câu 7: nhấn mạnh đối tượng cần thương yêu: hãy thương yêu đồng loại như bản thân

Câu 8, 9 diễn đạt bằng biện pháp gì? Tìm những hình ảnh có trong câu 8, 9?

_Câu 8: những hình ảnh ẩn dụ “quả, thành quả, ăn” = hưởng thụ. Những hình ảnh ấy giúp cho sự diễn đạt giản dị , dể hiểu, súc tích thâm thúy về lòng biết ơn

_Câu 9: nói về con người và cuộc sống.Cách nói đối lập vừa phủ định sự lẻ loi vừa khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết

Tìm những câu có từ nhiều nghĩa?

_Câu 2, 3, 4, 8, 9

+ Thầy: người thầy, sách vở, bất cứ ai dạy mình

+ Gói, mở: đóng mở một vật, kết , mở lời trong giao tiếp.

+ Quả: trái cây, kết quả công việc, sản phẩm cuối cùng.

+ Non: núi, việc lớn, thành công lớn

Cho biết các câu tục ngữ diễn đạt bằng hình thức nào?

I. Giới thiệu

Tục ngữ về con người và xã hội tồn tại dưới hình thức những lời nhận xét, lời khuyên nhiều bài học quí giá về cách nhìn nhận, đánh giá con người.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Nghĩa và giá trị những câu tục ngữ

Câu 1: người quí hơn của.khẳng định và coi trọng giá trị con người.

Ứng dụng: phê phán thái độ xem người hơn của, an ủi trường hợp “của đi thay người”, đặt con người lên mọi thứ của cải

Câu 2: những gì thuộc hình thúc con người điều thể hiện nhân cách người đó

Câu tục ngữ nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng tóc cho sạch sẽ.

Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá con người:hình thức biểu hiện nội dung

Câu 3: nhắc nhở con người trong đời sống phải học rất nhiều điều, ứng xử một cách lịch sự tế nhị, có văn hóa

Câu 4:_Dù đói vẫn ăn uống sạch sẽ, thơm tho

_ Dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống trong sạch cao quí, không làm tội lỗi xấu xa

Câu 7:_ Khuyên nhủ con người phải biết thương yêu người khác

_ Tục ngữ là một triết lí, là một bài học về tình cảm

Câu 8:_ Khi hưởng thành quả phải nhớ công người gây dựng

_ Khuyên nhủ con người phải biết ơn người đi trước, biết ơn là tình cảm đẹp thể hiện tư tưởng coi trọng công sức con người

Câu 9: một người không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức lại thì có thể làm việc cao cả khẳng định sức mạnh đoàn kết

2. So sánh 2 câu 5 và 6

_ “Không thầy đố mày làm nên” khẳng định vai trò quan trọng công ơn to lớn của thầy, phải biết trọng thầy.

_”Học thầy không tày học bạn” học ở bạn là một cách học bổ ích và bạn gần gũi để trao đổi học tập.

Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng thực ra bổ sung ý nghĩa cho nhau. Hai câu khẳng định hai vấn đề khác nhau

_ Tục ngữ có nhiều trường hợp tương tự

+Máu chảy ruột mềm

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần

+ Có mình thì giữ

+ Sẩy đàn tan nghé

3. Những đặc điểm trong tục ngữ

_ Câu 1, 6, 7 diễn đạt bằng hình thức so sánh

_ Câu 8, 9 diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ

_ Câu 2, 3, 4, 5, 8, 9 sử dụng từ và câu có nhiều nghĩa

III. Kết luận

Ghi nhớ SGK trang 13

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Tục ngữ về con người và xã hội theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm