Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 7 bài: Ý nghĩa văn chương theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 74: Ý nghĩa văn chương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

-Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

-Hiểu được phần nào trong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

-Đây là văn bản nghị luận văn chương cụ thể là bình luận các vấn đề về văn chương nói chung.

2. Năng lực:

Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, cảm thụ văn học

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: tranh ảnh của tác giả Hoài Thanh(nếu có)

, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về nội dung bài học.

Phương thức thực hiện:

HĐ cá nhân, HĐ nhóm.

Sản phẩm hoạt động

HS suy nghĩ trả lời.

Những ý nghĩa của văn chương.

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

Chúng ta đã được học những áng văn chương như: cổ tích, ca dao, thơ, truyện,... Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Nhưng mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì? Đọc văn chương chúng ta thu lượm được những gì?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Giáo viên gợi ý cho học sinh

- Dự kiến sản phẩm…

-Dự kiến TL: => V.chg làm giàu tư tưởng, tình cảm con người

*Báo cáo kết quả

Đại diện một nhóm trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Giới thiệu vào bài học

Chúng ta đã được học những áng văn chương như: cổ tích, ca dao, thơ, truyện,... Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Nhưng mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì? Đọc văn chương chúng ta thu lượm được những gì? Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh-một nhà phê bình văn học có tiếng.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 :

I. Tìm hiểu chung

1. Mục tiêu:….

Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

Kết quả: câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu…

Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả Hoài Thanh?

-Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?

Văn bản được viết theo thể loại gì?

-Ta có thể chia bài văn thành mấy phần, ý của từng phần là gì ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh hoạt động cá nhân

- Giáo viên kiểm sản phẩm của học sinh

- Dự kiến sản phẩm…

1-Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982).

-Là nhà phê bình văn học xuất sắc.

2-Tác phẩm:

a, Xuất xứ: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động".

b,-Đọc –Chú thích- Bố cục

-Bố cục: 2 phần.

+Đ1, 2,: Nguồn gốc của văn chương.

+Đ3, 4, 5, 6, 7, 8: Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

*Báo cáo kết quả

Đại diện 1 hs lên trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

+GV: Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị XH. Còn bài ý nghĩa văn chương là thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về vấn đề thuộc văn chương. Vì là đoạn trích trong 1 bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta học không đầy đủ 3 phần hoàn chỉnh.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản

Hoạt động 1-Nguồn gốc của văn chương:

1. Mục tiêu:

Giúp HS nắm được nguồn gốc cốt yếu của văn chương

2. Phương thức thực hiện:

hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

Kết quả của nhóm phiếu học tập, câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

HĐ NHÓM

Tác giả giải thích văn chương bắt nguồn từ đâu?

Nhận xét cách lập luận của tác giả?

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ học sinh

- Dự kiến sản phẩm…

-Chuyện con chim bị thương-Tiếng khóc của thi sĩ . ->D.c thực tế

=>Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt.

-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

->Luận điểm ở cuối đoạn-Thể hiện cách trình bày theo lối qui nạp từ cụ thể đến khái quát.

*Báo cáo kết quả

Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả trên phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2-Ý nghĩa và công dụng của văn chương

1. Mục tiêu:Giúp học sinh tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa của văn chương

2. Phương thức thực hiện:

Hoạt động cặp đôi.

3. Sản phẩm hoạt động:

Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS phản biện.

- GV đánh giá quá trình thảo luận của HS.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

Văn chương có những ý nghĩa và công dụng như thế nào?

Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

- Giáo viên gợi mở cho học sinh

- Dự kiến sản phẩm…

Ý nghĩa: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

=>Văn chương phản ánh và sáng tạo ra đời sống, làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn.

=>Văn chương làm giàu tình cảm con người.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Tổng kết (5 phút)

1. Mục tiêu: Khái quát lại kiến thức bài học

2. Phương thức thực hiện:

Hoạt động cặp đôi.

3. Sản phẩm hoạt động:

Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS phản biện.

- GV đánh giá quá trình thảo luận của HS.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

- Giáo viên gợi mở cho học sinh

- Dự kiến sản phẩm…

Hoài Thanh là người am hiểu văn chương, có quan điểm rõ ràng, xác đáng về văn chương, trân trọng đề cao văn chương.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Khái quát nội dung, nghệ thuật của văn bản

+Gv: Rõ ràng văn chương đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. Văn chương góp phần tôn vinh cuộc sống của con người. Có nhà lí luận nói: chức năng của vợ chồng là hướng con người tới những điều chân, thiện, mĩ. Hoài Thanh tuy không dùng những từ mang tính kết quả như thế, nhưng qua lí lẽ giản dị, kết hợp với cảm xúc nhẹ nhàng và lời văn giàu hình ảnh, cũng đã nói được khá đầy đủ công dụng, hiệu quả, tác dụng của văn chương. Nói khác đi bài viết của Hoài Thanh là những lời đẹp, những ý hay ca ngợi văn chương, tôn vinh tài hoa và công lao của các nghệ sĩ.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu:Vận dụng hiểu biết về văn chương để làm bài tập.

2. Phương thức thực hiện:

HĐ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động:

Câu trả lời của HS; vở ghi.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

Lớp đánh giá, giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

-HS viết đoạn văn

- Đại diện trình bày trước lớp

Bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những kiến thức, những tình cảm của người đời, nhất là cuộc sống con người ở các thời đại xa xưa. Nhưng nhờ có học truyện cổ tích, ca dao tục ngữ mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân của người xưa. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mới: thương yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay". Vì vậy có thể nói xóa bỏ văn chương đi thì cũng xóa bỏ hết những dấu vết lịch sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

- Lớp nhận xét rút kinh nghiệm

I-Giới thiệu chung:

1-Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982).

-Là nhà phê bình văn học xuất sắc.

2-Tác phẩm:

a, Xuất xứ: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động".

b,-Đọc –Chú thích- Bố cục

-Bố cục: 2 phần.

+  Đ 1, 2: Nguồn gốc của văn chương.

+Đ 3, 4, 5, 6, 7, 8: Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

II- Tìm hiểu văn bản:

1-Nguồn gốc của văn chương:

-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

->Luận điểm ở cuối đoạn-Thể hiện cách trình bày theo lối qui nạp từ cụ thể đến khái quát.

2-Ý nghĩa và công dụng của văn chương

-Ý nghĩa: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

=>Văn chương phản ánh và sáng tạo ra đời sống, làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn.

=>Văn chương làm giàu tình cảm con người.

->Nghệ thuật nghị luận giàu cảm xúc nên có sức lôi cuốn người đọc.

III-Tổng kết:

*Ghi nhớ: sgk (63 ).

-Hoài Thanh là người am hiểu văn chương, có quan điểm rõ ràng, xác đáng về văn chương, trân trọng đề cao văn chương.

C. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG 4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

Mục tiêu: Nêu công dụng của vc qua một văn bản em đã học

Phương thức thực hiện:

Hoạt động nhóm.

Sản phẩm hoạt động:

Phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS phản biện.

- GV đánh giá quá trình thảo luận của HS.

Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

-Nêu công dụng của vc qua một văn bản em đã học

- Học sinh tiếp nhận và hoàn thành trên phiếu học tập

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
  • Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ?

2.2 Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ?

2.3 Cho biết mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV gọi HS đọc chú thích và trả lời câu hỏi

Em hãy cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm?

Đọc văn bản và tìm nội dung chính?

Tìm hiểu văn bản

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng chứ chưa phải là nói tất cả. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người muôn vật, muôn loài.

Tìm dẫn chứng có trong SGK?

Chuyện của một nhà thi sĩ Ấn Độ.

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

Quan niệm như thế đã đúng chưa?

Rất đúng;nhưng vẫn có những quan niệm khác (VD: văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người) các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ sung cho nhau.

Hoài Thanh viết “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”

Hãy đọc chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng?

Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng. Ví dụ: “vượt thác, sông nước Cà Mau, ca dao-dân ca, tục ngữ LĐSX…”

Tìm dẫn chứng ở lớp 6, 7 mà em đã học?

Văn chương có khả năng dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

Ví dụ: tấm thảm bay trong thần thoại ngày xưa là ước mơ của con người muốn bay vào trong không gian, đến ngày nay thành hiện thực.

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 4 SGK trang 62.

I. Giới thiệu

_ Hoài Thanh (1909_ 1982) quê ở Nghệ An, là một nhà phê bình văn học xuất sắc.

_ Bài “Ý nghĩa văn chương” được viết 1936 bàn về nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng của văn của văn chương.

II. Đọc hiểu

1. Nguồn gốc của văn chương

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha

2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương

a. Ý nghĩa

_ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

_ Văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống

b. Công dụng

_ Gây cho ta những tình cảm mà ta không có hoặc chưa có.

_ Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

-> Văn chương làm cho tình cảm con người trở nên phong phú, sâu sắc và tốt đẹp hơn.

III. Nghệ thuật

_ Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn bản nghị luận văn chương.

_ Văn bản vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc hình ảnh.

IV. Kết luận

Ghi nhớ sgk trang 62.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Ý nghĩa văn chương theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm