Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 7 bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 72: Đức tính giản dị của Bác Hồ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.

- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài, biết làm và làm thành thạo, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học.

Năng lực chuyên biệt:

- Đọc – hiểu các văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.

3. Phẩm chất:

- Yêu quý và học tập theo Bác.

- Yêu quý trân trọng văn học dân tộc.

- Có ý thức vận dụng vào thực tế bài làm.

- Chăm chỉ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

- Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Tiến trình hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ: Kể tên những tác phẩm viết về Bác Hồ kính yêu? Qua đó em thấy Bác Hồ có những phẩm chất gì?

- Phương án thực hiện:

+ Thực hiện: Hoạt động nhóm

- Thời gian: 2 phút

Thực hiện nhiệm vụ:

*. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

*. Giáo viên:

- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs hoạt động theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi trong khoảng 2 phút

- Dự kiến sản phẩm: Các bài viết, bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ, Bác ơi!- Tố Hữu, Viếng lăng Bác- Viễn Phương, Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên,

Báo cáo kết quả:

- Học sinh báo cáo

Nhận xét, đánh giá:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập

+ kết quả làm việc

+ bổ sung thêm nội dung

=> Vào bài: ở bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của người cha mái tóc bạc suốt đêm không ngủ đốt lửa cho anh đội viên nằm rồi nhón chân đi dém chăn từng người, từng người một.…Còn hôm nay chúng ta lại thêm một lần nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của chủ tịch Hồ Chí Minh qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng- Người học trò xuất sắc- người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả và văn bản.

Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về tác giả, cảm nhận được đức tính giản dị của Bác

Phương pháp: thảo luận

- Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động nhóm

+ Hoạt động chung cả lớp

- Sản phẩm hoạt động:

+ phiếu học tập của nhóm

- Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: ? Hôm trước cô đã giao dự án cho các nhóm về nhà tìm hiểu về tác giả Phạm Văn Đồng và văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Bây giờ cô mời đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trình bày

- Giáo viên: Lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

- Phạm Văn Đồng(1906 - 2000) quê ở Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi.

- Là nhà văn, nhà Cách Mạng nổi tiếng. Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

- Có nhiều thời gian gần gũi với Bác và đã từng viết nhiều bài viết về Bác rất có giá trị.

- Trích trong bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.

- Đây là bài diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác.

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

-Mời các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hs tự ghi vở

- GV bổ sung, nhấn mạnh và chốt kt

HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục

Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được nghĩa

Của một số từ khó và chia được bố cục văn bản

Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động cặp đôi

Cách tiến hành:

Bước 1: Hướng dẫn đọc

- giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu.

- HS đọc, nhận xét.

Giải thích từ khó.

- HS giải thích -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ

Bước 2: Chia bố cục

Phương pháp: Thảo luận

- Phương thức thực hiện

+ Hoạt động cặp đôi

- Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập

- Tiến trình:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

Theo em bài này các em chia làm mấy phần, vì sao em lại chia như vậy?

2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Hoạt động cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: đầu -> tuyệt đẹp : Nhận định về đức tính giản dị của BH.

Phần 2: Tiếp -> hết: Những biểu hiện của đức tính giản dị của BH.

3. Báo cáo kết quả:

- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs lên trình bày kết quả

- Học sinh nhóm khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV chốt:

HĐ 3

Mục tiêu: HS hiểu được sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ

Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động chung cả lớp

Phương pháp:

+ Hoạt động chung cả lớp

1. Chuyển giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ

Trong phần mở đầu tác giả đã viết 2 câu văn với nội dung gì?

Câu 1: Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị và khiêm tốn của BH.

Câu 2: Giới thiệu nhận xét về đức tính của BH

Văn bản này tập trung làm nổi rõ phẩm chất nào của Bác?

- HS trả lời

-Từ “với” biểu thị quan hệ gì giữa 2 vế câu? Tác dụng của sự đối lập đó là gì?

- Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau cho ta thấy:

+ Bác là người chiến sĩ cách mạng tất cả vì dân, vì nước -> sự nghiệp chính trị lay trời chuyển đất

+ đời sống trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp -> vô cùng giản dị

Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác?

- Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.

Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy? Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào?

- Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

-Trong các từ đó từ nào quan trọng nhất? vì sao?

- Từ thanh bạch vì nó thâu tóm đức tính giản dị

Trong khi nhận định tác giả có thái độ như thế nào?

- Tác giả tin ở nhận định của mình, ngợi ca về đức tính ấy.

Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này?

- HS trả lời

Trong phần đặt vấn đề tác giả nêu ra sự tương phản nhưng thống nhất giữa đời sống chính trị và đời sống bình thường của Bác. Từ đó tg nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính giản dị, đặt nó trong mối quan hệ giữa cuộc đời hoạt động chính trị và đời sống hàng ngày để chỉ ra sự thống nhất. Đó là một khám phá lớn qua nhiều năm sống gắn bó với Bác của P.V. Đồng

- Dự kiến sản phẩm:

- Làm nổi bật sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ

3. Báo cáo kết quả:

- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs lên trình bày kết quả

- Học sinh nhóm khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV chốt:

HĐ 3:

Mục tiêu: Học sinh nắm được những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ:

Phương pháp: thảo luận nhóm

- Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động nhóm

- Sản phẩm hoạt động:

+ phiếu học tập của nhóm có nội dung theo yêu cầu

- Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tìm hiểu đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trong lối sống

Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào? Nhận xét của em về các dẫn chứng trên?

Nhóm 2: Đức tính giản dị của Bác Hồ Thể hiện trong quan hệ với mọi người

Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào?

Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý nghĩa gì?

Nhóm 3, 4: Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trong lời nói bài viết

- Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác?

Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này?

Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao?

Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này?

- Giáo viên yêu cầu:- Học sinh các nhóm tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: thảo luận nhóm

- Giáo viên: Quan sát, đến từng nhóm có thể gợi mở và lắng nghe các nhóm trao đổi, thảo luận

- Dự kiến sản phẩm:

* Giản dị trong tác phong sinh hoạt và giản dị trong sinh hoạt với mọi người

- Bữa cơm của Bác: Chỉ vài

ba món...tươm tất.

- Cái nhà nơi Bác ở: Cái nhà sàn... của hoa vườn.

+ Bác viết thư cho một đồng chí cán bộ.

+ Bác nói chuyện với các cháu thiếu nhi miền Nam.

+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân.

+ Thăm nơi làm việc, phòng ngủ, nhà ăn của công nhân.

+ Việc gì tự làm được Bác không cần người giúp việc.

+ Đặt tên cho những người phục vụ quanh Bác với những cái tên mang nhiều ý nghĩa.

*Giản dị trong lời nói và cách viết

- Câu nói của Bác, những câu nói nổi tiếng:

+ Không có gì quý hơn độc lập tự do.

+ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

Bác nói về những điều lớn lao bằng cách nói giản dị. -> Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết.

Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao?

- Để mọi người dễ hiểu

- Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được.

Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này?

- Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa lòng người.

- Mỗi lời nói câu viết của Bác đã trở thành chân lí giản dị mà sâu sắc

“Tôi nói… không?”. Em hiểu ý nghĩa của lời bình luận này là gì? Lời bình luận có ý nghĩa: Đề cao sức mạnh phi thường của lối sống giản dị và sâu sắc của Bác. Đó là sức mạnh khơi dậy, lòng yêu nước .

-> Từ đó khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác.

.3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

-Mời các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hs tự ghi vở

- GV bổ sung, nhấn mạnh và chốt kt

? Em có nhận xét gì về cách nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm?

? Theo em, tác giả có thái độ như thế nào về đức tính giản dị của Bác Hồ?

->Tác giả cảm phục, ca ngợi chân thành, nồng nhiệt

GV bình: Bằng sự hiểu biết của Mình, tác giả trân trọng và ca ngợi đức tính giản dị của Bác, đó cũng là phẩm chất cao đẹp của Người. Tác giả nói về những điều cao đẹp, vĩ đại bằng những ngôn từ giản dị và dễ hiểu đúng như những điều tác giả học được trong những năm tháng được sống cùng Bác.

HĐ 4: Tổng kết.

Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

Phương pháp: thảo luận nhóm

- Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động nhóm theo hình thức khăn phủ bàn

- Sản phẩm hoạt động:

+ kết quả của nhóm ở khăn phủ bàn

- Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

?Nhóm 1, 2:

Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ?

?Nhóm 3, 4: Trình bày nội dung của văn bản?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trình bày sản phẩm ra tờ giấy toki

- Giáo viên: Quan sát, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

Nghệ thuật

- Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và những nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm những tình cảm chân thành của chính tác giả với Bác.

Nội dung

- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.

- Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

-Mời các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hs tự ghi vở

- HS đọc ghi nhớ SGK

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học

2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Bản thân em học được điều gì quan những đức tính giản dị của Bác Hồ?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trình bày trên giấy nháp

- Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh

Dự kiến sản phẩm:

- Ăn mặc giản dị phù hợp hoàn cảnh gđ

- Luôn gần gũi, cởi mở, chân thành với mọi người

- Học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương Bác Hồ

*Báo cáo kết quả

Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh yêu cầu

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào thực tế đời sống

2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá Hs, Gv đánh giá Hs

5. Tiến trình hoạt động:

GV giao nv: Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả trong văn bản này?

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trình bày trên giấy nháp

- Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh

Dự kiến sản phẩm:

- Tạo văn bản nghị luận cần kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận- Cách chọn dẫn chứng tiêu biểu

- Người viết có thể bày tỏ cảm xúc

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

5. Tiến trình hoạt động:

- Sưu tầm một số tác phẩm, bài viết hay một đoạn thơ hay, một mẩu chuyện kể về Bác để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ?

* Nhắc nhở:

- Học thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản.

- Chuẩn bị bài “Chuyển đổi câu........”

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Phạm Văn Đồng (1906- 2000) – một cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.

2. Văn bản:

a. Xuất xứ và thể loại:

- Văn bản trích từ diễn văn Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác (1970)

- Thể loại: nghị luận chứng minh

Vấn đề chứng minh: Đức tính giản dị của Bác

b. Đọc, chú thích, bố cục:

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: đầu -> tuyệt đẹp: Nhận định về đức tính giản dị của BH.

Phần 2: Tiếp -> hết: Những biểu hiện của đức tính giản dị của BH.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ:

- Làm nổi bật sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ

-> nêu vấn đề nghị luận ngắn gọn

2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ:

a. Giản dị trong lối sống:

->Tác phong gọn gàng, ngăn lắp

-> Lối sống thanh bạch tao nhã

b. Giản dị trong quan hệ với mọi người:

-> Gần gũi quan tâm tới mọi người

c. Giản dị trong lời nói và bài viết:

->Bác dùng những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, mọi người làm được

- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.

Đưa ra dẫn chứng cụ thể, những câu nói nổi tiếng khẳng định lời nói bài viết của Bác thường ngắn gọn, dễ hiểu

-> Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa lòng người.

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật:

+ Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

+ Lập luận theo trình tự hợp lí.

2. Nội dung:

- Chứng minh đức tính giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng tình cảm cao đẹp

3. Ghi nhớ: (sgk trang 55)

IV. Luyện tập, củng cố:

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị, giản dị trong lối sống trong quan hệ.với mọi người, trong việc làm, lời nói bài viết
  • Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn và sâu sắc.
  • Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Ni dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV gọi HS đọc chú thích SGK trang và trả lời câu hỏi

Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm?

HS đọc và tìm hiểu chung về bài văn

GV cho 2 hs đọc bài văn:yêu cầu đọc rõ ràng mạch lạc và hiểu được tình cảm của tác giả

Bài văn nghị luận về vấn đề gì?

Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

-> Bữa cơm, căn nhà, việc làm quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết.

Tìm bố cục của bài văn?

Bài văn chỉ là đoạn trích nên không có bố cục hoàn chỉnh

· Mở bài: (từ đầu đến thanh bạch tuyệt đẹp) sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng và cuộc sống giản dị thanh bạch ở Bác Hồ.

· Thân bài: (đoạn còn lại) chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống việc làm

Tìm hiểu những luận cứ có trong bài.

Trong phần đầu tác giả đã xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh là gì?

Bài viết không chỉ nói đến tính giản dị của Bác mà “điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch”

Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào?

Những chứng cứ tác giả đưa ra để chứng minh có sức thuyết phục hay không? vì sao?

Chứng cứ thuyết phục vì:

· Luận cứ toàn diện

· Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

· Hơn nữa tác giả là người có quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó với Hồ Chủ Tịch nên những điều tác giả nói ra là đáng tin

Bình luận của tác giả về ý nghĩa và giá trị của đức tính giản dị ở Bác Hồ

Trong bài văn ngoài thành phần là các luận điểm, luận cứ để chứng minh, còn có phần đánh giá, bình luận của tác giả về đức tính giản dị của Bác Hồ

Hãy tìm những câu văn nội dung đánh giá, bình luận ở từng đoạn?

§ Ở việc làm nhỏ đó……..người phục vụ.

§ ………………..một đời sống như vậy……thanh bạch và tao nhã biết bao

§ Nhưng chớ hiểu nhầm rằng…… trong thế giới ngày nay

Ngoài việc nêu dẫn chứng cụ thể để chứng minh bài viết còn bình luận, giải thích về giá trị, ý nghĩa của đức tính giản dị ở Bác Hồ?

Vì sao tác giả gọi đó là cuộc sống thực sự văn minh ?

Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.

Tìm những đoạn thơ nói về đức tính giản dị của Bác Hồ?

Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà.

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nơi Bác ở sàn mây vách gió

Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà.

Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ

GV hướng dẫn HS rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn.

I. Giới thiệu

1. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906_ 2000) là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Tác phẩm: bài “đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ bài chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại _ diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

3. Luận điểm: đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

II. Đọc hiểu

1. Đức tính giản dị của Bác Hồ

Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trên nhiều phương diện:

· Bữa ăn: vài món giản đơn, khi ăn không để rơi vãi, ăn xong thu dọn sạch sẽ.

· Căn nhà: vài ba phòng hòa cùng thiên nhiên

· Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần người phục vụ.

· Đời sống sinh hoạt phong phú, cao đẹp

· Giản dị trong lời nói, bài viết

-> Chứng cứ thuyết phục

2. Bình luận của tác giả

_ Sự giản dị không phải là lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay hiền triết.

_ Giản dị về đời sống vật chất nhưng phong phú về đời sống tinh thần

->Đó là một đời sống văn minh

III. Kết luận

_ Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ

_ Bài văn vừa có chứng cứ cụ thể vừa nhận xét sâu sắc, thắm đượm tình cảm chân thành

->Phương pháp lập luận: chứng minh kết hợp bình luận giải thích.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm