Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 35

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 35: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
  • Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2.1 Nhắc lại các bước làm văn biểu cảm.

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV gọi HS đọc SGK trang 132 phần tiểu dẫn.

Em hãt cho biết vài nét về tác giả Đỗ Phủ?

GV gọi HS đọc bài thơ và giới thiệu về bài thơ?

Bài thơ chia theo bố cục mấy phần?

Ngoài ra bài thơ còn có thể chia bố cục làm 2 phần. Phần đầu 18 câu phần sau 5 câu, 18 câu đầu tạo nên nền tảng vững chắc cho ước mơ cao cả, tư tưởng nhân đạo sâu sắc được thể hiện trực tiếp ở cuối bài.

GV hướng dẫn HS phát hiện trong bài có 3 đoạn điều 5 câu.Đây là hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ thể Trung Quốc.

Hầu hết các câu trong đoạn thơ cuối điều dài hơn 7 chữ à hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ thể Trung Quốc.

à Nhà thơ không bị công thức gò bó.Mỗi đoạn cần bao nhiêu câu,mỗi đoạn cần bao nhiêu chữ gieo vần trắc hay vần bằng và gieo như thế nào… tất cả điều do nhu cầu diễn đạt quyết định.

Phần 1: miêu tả thế gió mạnh à cuốn bay hết lớp tranh này đến lớp tranh khácà tranh bay theo gió qua bên kia sôngà rải rác khó mà thu lại.

Phần 1 tác giả sử dụng phương thức nào?

Thái độ nhà thơ ra sao khi bị cướp giật?

Phần 2: nhà thơ tức giận trước hành động cướp giật các lớp tranh của lũ trẻ con thôn Nam.

à “Quay về chống gậy lòng ấm ức”

Phần 2 tác giả sử dụng phương thức nào?

Khi mái nhà tranh bị cuốn gia đình tác giả sống ra sao?

Phần 3: miêu tả tình trạng khốn khổ của Đỗ Phủ khi nhà bị phá nát lại bị mưa suốt đêmà tình cảnh ảm đạm của nhà thơ

Sau khi trãi qua đêm mưa nhà thơ có ước gì không?

Phần 4: nhà thơ nghĩ đến loạn (loạn An – Sử) ao ước có cuộc sống thanh bình.

Nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài?

Giả sử bài thơ không có 5 dòng thơ cuối thì bài thơ vẫn hay với giá trị biểu cảm chân thực của nó.

Tuy nhiên nhờ có 5 dòng thơ cuối cho thấy tấm lòng cao cả của nhà thơà nâng cao tầm tư tưởng và nhiều phẩm chất quí giá cho con người.

GV hướng dẫn HS phân tích 3 câu đầu.

Nhà thơ có mơ ước gì?

Nếu mơ ước thành sự thật tác giả sẵn sàng chấp nhận điều gì?

Qua mơ ước đó cho thấy tác giả là người ra sao?

I. Giới thiệu.

_ Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam.

_ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được viết theo loại cổ thể, là bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ.

II. Bố cục.

_ Phần 1: từ đầu đến vào mương sa: tả cảnh gió thu cuốn các mấy lớp tranh của tác giả.

_ Phần 2: trẻ con thôn Nam ………. lòng ấm ức”: kể việc trẻ con cắp tranh đi tuốt vào lũy tre.

_ Phần 3: “giây lát ……. sao cho trót”: tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.

_ Phần 4: “Ước nhà rộng……….. chết rét cũng được”: biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ.

II. Đọc hiểu.

1. Các phương thức diễn đạt ở mỗi phần trong bài thơ.

_ Phần 1: miêu tả kết hợp tự sự.

_ Phần 2: tự sự kết hợp miêu tả

_ Phần 3: miêu tả kết hợp biểu cảm

_ Phần 4: biểu cảm trực tiếp.

2. Nỗi khổ của nhà thơ.

_ Mất mát về của cài

+ Gió thu thổi phá hư nhà.

+ Bị ước lạnh trong đêm mưa dai dẳng.

_ Nỗi đau về tinh thần và nhân tình thế thái.

+ Lo lắng vì loạn lạc.

+ Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ con.

3. Tình cảm cao quí của nhà thơ.

_ Đỗ Phủ mơ ước có “ngôi nhà rộng muôn ngàn gian” cho mọi người hân hoan vui sướng.

_ Nhà thơ sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung của mọi người “lều ta nát chụi chết rét cũng được”

Ước mơ thể hiện tấm lòng vị tha chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.

III. Kết luận.

Ghi nhớ SGK trang 134.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm