Giáo án Ngữ văn 7 bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 79: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
- Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực chuyên biệt:
- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3. Phẩm chất:
Tự giác trong học tập, chăm học, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu:
+ Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
+ Kích thích tư duy, gây tâm lí mong muốn tìm hiểu kiến thức mới của Hs
Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng giải quyết tình huống của học sinh
Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Hãy giải thích
(1) Tại sao khi làm bài em cần đọc kĩ đề bài?
(2) Tại sao lại có mưa?
Tình huống: Hãy chứng minh em rất yêu thể thao?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Nghe, hiểu yêu cầu, chuẩn bị thực hiện yêu cầu
*. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh suy nghĩ tìm lí lẽ để giải thích cho từng trường hợp
- Giáo viên: quan sát, gợi ý cách làm cho hs
- Dự kiến sản phẩm:
(1) Tại sao khi làm bài em cần đọc kĩ đề bài?
Vì đọc kĩ đề để :
+ Xác định đúng yêu cầu của đề bài
+ Định hướng cách làm bài
+ lựa chọn phương pháp làm bài thích hợp
(2) Tại sao lại có mưa?
Nước trong hồ, sông, biển,… bốc hơi đi vào không khí. Bay vào khí quyển, gặp lạnh và hình thành các đám mây thông qua một quá trình gọi là sự ngưng tụ. Hơi nước ngưng tụ và không khí không còn có thể giữ được nữa. Đám mây trở nên nặng hơn và cuối cùng nước rơi trở lại mặt đất dưới dạng mưa. Tùy thuộc vào điều kiện khí quyển và nhiệt độ, có thể là mưa thông thường, mưa đá, mưa đá, mưa lạnh, hoặc tuyết .
*. Báo cáo kết quả:
Giáo viên yêu cầu một số Hs trình bày ý kiến
*. Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
-> Vào bài: Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong đời sống XH. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh? Chúng ta đi tìm hiểu ND bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
HĐ 1: Tìm hiểu mục đích của phép lập luận giải thích 1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được mục đích của phép lập luận giải thích 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của Hs trước lớp 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá học sinh. 5. Tiến trình hoạt động *. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: a)Trong cuộc sống, khi nào thì người ta cần giải thích? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày? b) Có các câu hỏi sau: + Vì sao có lụt? + Vì sao lại có nguyệt thực? + Vì sao nước biển mặn? Muốn giải thích các vấn đề nêu trên thì phải làm thế nào? c) Em hiểu thế nào là giải thích trong đời sống? - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe, nắm vững yêu cầu *. Thực hiện nhiệm vụ: - Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi, gọi Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung, gv chốt ý kiến chuẩn xác - Học sinh lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời, nhận xét câu trả lời của bạn - Dự kiến sản phẩm: a) Trong cuộc sống người ta cần giải thích khi gặp 1 hiện tượng mới lạ, khó hiểu, con người cần có 1 lời giải đáp. Nói đơn giản hơn: khi nào không hiểu thì người ta cần giải thích rõ. b) Vì sao có lụt? - Lụt là do mưa nhiều, ngập úng tạo nên. Vì sao lại có nguyệt thực? - Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản quang lại ánh sáng nhận từ mặt trời. Trong quá trình vận hành, trái đất-mặt trăng-mặt trời có lúc cùng đứng trên một đường thẳng. Trái đất ở giữa che mất nguồn ánh sáng của mặt trời và làm cho mặt trăng bị tối. Vì sao nước biển mặn? - Nước sông, nước suối có hòa tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển, mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn các muối ở lại. Lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn. *. Báo cáo kết quả: Giáo viên yêu cầu một số Hs trình bày ý kiến *. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, Gv chuyển ý: Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. Ví dụ như: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Để hiểu rõ hơn pp giải thích trong văn nghị luận chúng ta cùng tìm hiểu HĐ 2: Tìm hiểu phương pháp của phép lập luận giải thích trong văn nghị luận 1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được phương pháp của phép lập luận giải thích và sự khác nhau giữa lập luận giải thích trong văn nghị luận và giải thích trong đời sống 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của mỗi nhóm trong phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá học sinh. 5. Tiến trình hoạt động *. Chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu HS đọc bài văn. Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau, trình bày vào phiếu học tập: 1. Bài văn giải thích vấn đề gì? Lòng khiêm tốn đã được giải thích bằng cách nào? 2. Hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,...? 3. Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không? 4. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không? 5. Từ việc tìm hiểu văn bản trên hãy cho biết: Mục đích của giải thích trong văn nghị luận là gì? Trong văn nghị luận người ta thường giải thích bằng những cách nào? Lí lẽ trong văn giải thích cần phải như thế nào? Muốn làm được bài văn giải thích cần phải làm gì? *. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh làm việc cá nhân -> thảo luận trong nhóm => thống nhất ý kiến trên phiếu học tập - Giáo viên quan sát, gợi ý và hỗ trợ Hs hoàn thành nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: + Vấn đề cần giải thích: Giải thích về lòng khiêm tốn; Giải thích bằng lí lẽ. + Khiêm tốn có thể coi là 1 bản tính căn bản. Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân của con người. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, khiêm tốn là tính nhã nhặn,... + Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là 1 cách giải thích bằng hiện tượng. + Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn cũng là cách giải thích về lòng khiêm tốn. *. Báo cáo kết quả: Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trình bày các câu hỏi *. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, chốt ý kiến đúng HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP: *. Mục tiêu: Học sinh biết thực hành những kiến thức vừa học để giải quyết bài tập liên quan *. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi *. Sản phẩm hoạt động: + Phần trình bày miệng + Trình bày trên phiếu học tập *. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. *. Tiến trình hoạt động 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 1 Gv yêu cầu Hs đọc bài văn. - Bài văn giải thích vấn đề gì? - Bài văn được giải thích theo phương pháp nào? Chỉ rõ trình tự giải thích? Học sinh làm việc cá nhân trình bày ý kiến trước lớp - Gv gọi Hs khác nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cơ bản
| I/ Mục đích và phương pháp giải thích: 1. Giải thích trong đời sống:
- Trong đời sống có rất nhiều vấn đề, hiện tượng cần giải thích - Muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức về nhiều mặt. => Mục đích của giải thích: là làm cho ta hiểu những điều chưa biết.
2. Giải thích trong văn nghị luận: a. Ví dụ: Bài văn: “Lòng khiêm tốn” b. Nhận xét: - Vấn đề cần giải thích: Giải thích về lòng khiêm tốn. - Những câu văn giải thích có tính chất định nghĩa: Khiêm tốn có thể coi là 1 bản tính căn bản. Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân của con người. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, khiêm tốn là tính nhã nhặn,... - Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là 1 cách giải thích bằng hiện tượng. - Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn cũng là cách giải thích về lòng khiêm tốn. *. Kết luận: - Mục đích: Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất,…cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm. - Các phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với những hiện tượng khác,…. - Yêu cầu chung đối với phương pháp giải thích: Phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. - Để làm tốt bài văn lập luận giải thích cần: Phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp. 3. Ghi nhớ: sgk (71). II. Luyện tập: Bài văn: Lòng nhân đạo - Bài văn giải thích vấn đề về lòng nhân đạo. - Phương pháp giải thích: + Nêu câu hỏi: thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo? + Sau đó đưa ra một bằng chứng trong cuộc sống và từ bằng chứng này đi đến kết luận: “những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo”. + Phần cuối của đoạn văn tác giả lại dẫn lời của thánh Găng-đi nhằm nhấn mạnh vào ý: Phải phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ để đạt được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người. Đó chính là nêu tác dụng tốt đẹp của lòng nhân đạo. |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học vào lập dàn ý cho 1 bài văn giải thích
Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: Dàn ý mỗi cặp Hs trình bày trên giấy nháp
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Tiến trình hoạt động
*.Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Hãy lập dàn ý cho đề văn
- Học sinh tiếp nhận: lập cặp trao đổi
*.Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân, trao đổi với bạn cùng cặp, ghi dàn ý ra giấy nháp
- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ Hs kịp thời
- Dự kiến sản phẩm:
Dàn ý câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.
* Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
* Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công,
thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí: Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực, lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhục chí thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
*. Để rèn luyện ý chí nghị lực, lòng kiên trì cần phải làm gì?
* Kết bài:
Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.
*. Báo cáo kết quả: đại diện một số cặp Hs trình bày
*.Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Hs sưu tầm mở rộng kiến thức đã học
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cá nhân
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Tiến trình hoạt động
*. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập.
- Học sinh tiếp nhận: về nhà sưu tầm
*. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: về nhà làm ra vở hoặc in văn bản
- Giáo viên: kiểm tra
- Dự kiến sản phẩm: bài làm của hs
*. Báo cáo kết quả: Hs báo cáo vào tiết học sau
* Nhắc nhở:
- Nắm được đặc điểm kiểu bài nghị luận giải thích.
- Chuẩn bị bài “Cách làm bài văn lập luận giải thích”
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
I/ MỤC TIÊU
Giúp HS: nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Đàm thoại + diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
2.1 Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu?
2.2 Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong cuộc sống Trong đời sống khi nào người ta cần nhu cầu giải thích? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày? Khi gặp những hiện tượng mới lạ, người ta có nhu cầu giải thích. Vì sao có lụt? Vì sao có nguyệt thực? Muốn trả lời tức là giải thích các vấn đề nêu trên thì phải làm thế nào? Đọc sách tìm hiểu, nghiên cứu tra cứu….. tức là phải có các tri thức khoa học chuẩn xác để giải thích. Giải thích để làm gì? Tìm hiểu lập luận giải thích GV gọi HS đọc bài lòng khiêm tốn và trả lời câu hỏi. Bài văn giải thích vấn đề gì? Giải thích như thế nào? Bài văn giải thích lòng khiêm tốn. Giải thích bằng cách nêu ra và so sánh sự việc hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Hãy chọn và ghi ra vỡ những định nghĩa? “Lòng khiêm tốn có thể coi….. khiêm tốn là tính nhã nhặn” Đó có phải là giải thích không? Đó là giải thích. Ngoài cách định nghĩa còn có những cách giải thích nào? Liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn: _ Đưa ra các biểu hiện đối lập với lòng khiêm tốn, kiêu căng, tự phụ, tự mãn. _ Việc nêu ra các biểu hiện của lòng khiêm tốn, tác hại của lòng khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn cũng là giải thích.Vì nó làm cho người đọc hiểu rõ thêm khiêm tốn là gì. Giải thích trong văn nghị luận phải làm như thế nào? Tìm vấn đề và phương pháp giải thích trong bài? | I. Mục đích và phương pháp giải thích. _ Trong đời sống giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. _ Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất, quan hệ…. cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người _ Người ta thường giải thích bằng cách nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân hậu quả cách đề phòng hoặc noi theo….. của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. _ Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dể hiểu.Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu. _ Muốn làm được bài văn giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp. II. Luyện tập Bài “lòng nhân đạo” _ Vấn đề giải thích: lòng nhân đạo _ Phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, biểu hiện của lòng nhân đạo, khuyên răn nên phát huy lòng nhân đạo. |
-------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.