Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 20
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 20: Đặc điểm của văn bản biểu cảm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu được đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.
- Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, của người bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện được đối tượng miêu tả.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại,diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2. 1 Người ta dùng từ Hán việt để làm gì?
2. 1 Tại sao không nên lạm dụng từ Hán việt?
3. Giới thiệu bài mới. 1 phút
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung lưu bảng |
GV gọi HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi. Bài văn “tấm gương” biểu đạt tình cảm gì? Bài văn ca ngợi tấm gương là đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã làm như thế nào? Để biểu đạt tình cảm đó tác giả bài văn đã mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh. Nói với gương, ca ngợi gương là ca ngợi gián tiếp người trung thực. Bố cục bài văn gồm mấy phần? Mở bài và thân bài có quan hệ gì với nhau? Thân bài nêu lên ý gì? Bố cục bài văn gồm 3 phần đoạn đầu là mở bài, đoạn cuối là kết bài. Thân bài là nói về đức tính của tấm gương. Nội dung của bài văn là biểu dương đức tính trung thực. Hai ví dụ về Mạch Đỉnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng một người đáng thương, nhưng nếu soi gương thì gương không vì tình cảm mà nói sai sự thật. Tình cảm và sự đánh giá trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực không thể bác bỏ. Hình ảnh tấm gương có sự khêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn. Đọc đoạn văn 2 và trả lời câu hỏi. Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì? Tình cảm được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Dựa vào dấu hiệu nào? Đoạn văn của Nguyên Hồng biểu hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm. Tình cảm của nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp. Dấu hiệu của nó là tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm. Mỗi đoạn văn biểu đạt mấy tình cảm? Để biểu đạt tình cảm, người viết chọn hình ảnh như thế nào? Bố cục của bài gồm mấy phần? Tình cảm của bài được trình bày như thế nào? GV gọi HS đọc đoạn văn BT1 và trả lời câu hỏi. Vì sao tác giả chọn hoa phượng là hoa học trò? | I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm. Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm trực tiếp. Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một loài vật hay một hiện tượng nào đó) để gửi gấm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác. Tình cảm trong bài văn phải rõ ràng trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị. II. Luyện tập. 1/87 Tác giả chọn hoa phượng vì đó là nhà thơ Xuân Diệu đã biến hoa phượng – một loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học – thành biểu tượng của sự chia ly ngày hè đối với học trò. Câu “phượng xui ta nhớ cái gì đâu” thể hiện cảm xúc bối rối thẫn thờ. Đoạn 2 thể hiện cảm xúc trống trãi. Đoạn 3 thể hiện cảm xúc cô đơn, nhớ bạn pha chút dỗi hờn. |