Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 7 bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 84: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được cách dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.

- Tác dụng của việc dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.

- Mở rộng câu bằng cụm chủ - vị.

- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để

- Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn..)

3. Phẩm chất:

- Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu các bài tập về dùng cụm C-V để mở rộng câu.

* Nhiệm vụ: HS quan sát, theo dõi và thực hiện nhiệm vụ.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? Cho ví dụ?

- Dự kiến TL: Khi nói hoặc viết ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ vị, làm thành câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

GV dẫn dắt vào bài:

Tiết học trước ta đã biết được thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu và các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu. Tiết này chúng ta vận dụng kiến thức dó để làm bài tập.

-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: ôn lý thuyết:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu, và các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

* Nhiệm vụ: HS ôn tập ở nhà.

* Phương thức thực hiện: Đàm thoại, vấn đáp.

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Chúng ta đã học được những kiến thức gì về cụm C-V?

- Dự kiến TL:

+Khi nói hoặc viết ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ vị, làm thành câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

+Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Một hs trình bày.

+ Các hs khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức:

HĐ 2: Làm bài tập:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về dùng cụm chủ, vị để mở rộng câu.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

?-Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì?

?- Mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng. Hãy gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng?

?- Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) dưới đây thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. (khi gộp có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy).

- Dự kiến TL:

+BT 1: Đại diện các nhóm mang phiếu học tập lên trình bày.

+BT 2 GV gọi hs lên bảng chữa.

+BT 3 GV thu phiếu học tập theo nhóm cặp đôi và chữa.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

+ Một nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức:

I. Ôn tập lý thuyết:

1- Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu:

2- Các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu:

II- Luyện tập (tiếp theo):

1- Bài 1 (69):

a- Khí hậu nước ta ấm áp / cho phép ta

c                 v                         c

quanh năm trồng trọt, thu hoạch 4 mùa.

v

b-Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng

c

cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ

v                                c

trông mới đẹp; từ khi có người

v

lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm

đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối /

c

nghe mới hay.

v

c- Thật đáng tiếc khi chúng ta / thấy những tục

lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quí của

c                 v                                c

đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhóang và thô kệch bắt chước người ngoài.

v

2- Bài 2 (97):

a- Chúng em học giỏi / làm cho cha mẹ và thầy cô vui lòng.

b- Nhà văn Hoài Thanh / khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.

c- TV giàu thanh điệu / khiến lời nói của người VN ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.

d- Cách mạng tháng Tám thành công / đã khiến cho TV có một bước phát triển mới, một số phận mới.

3- Bài 3 (97):

a- Anh em hòa thuận / khiến hai thân vui vầy.

b- Đây / là cảnh rừng thông ngày ngày biết bao người qua lại.

c- Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống" ra đời / đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

Hoạt động 3: Vận dụng:

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về mở rộng câu để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Viết một đoạn văn chủ đề học tập, trong đoạn văn có dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe và về nhà làm.

- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

? Câu sau đây có phải là câu mở rộng thành phần CN, VN không? vì sao?

Em học toán, bạn Lan học văn.

- HS trả lời.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

- GV chốt: Câu trên không phải là câu mở rộng CN, VN mà là câu ghép.

Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng 

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

-Ôn tập lí thuyết

-Hoàn thành các bài tập SGK Chuẩn bị bài: Luyện nói. Phần chuẩn bị ở nhà

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Củng cố kiến thức việc dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.
  • Bước đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm c-v

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Phân tích nhân vật Va-Ren?

2.2 Phân tích nhân vật Phan Bội Châu?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về việc dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

GV hướng dẫn HS làm BT SGK trang 96-97

Tìm cụm C-V? Cho biết cụm C-V làm thành phần gì?

Gộp các câu cùng cập câu có cụm C-V mà nghĩa không thay đổi?

Gộp các câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V?

Bài tập 1

a. Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta

quanh năm trồng trọt thu hoạch bốn mùa

b. Có kẻ//nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh

núi non hoa cỏ, núi non hoa cỏ /trông mới

đẹp; từ khi có người/ lấy tiếng chim kêu

tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh.tiếng

chim, tiếng suối/ nghe mới hay

Cụm C1-V1; C2-V2à khi (1)

Cụm C3-V3; C4-V4à khi (1)

Bài tập 2

Gộp các câu thành một câu có cùng C-V.

a. Chúng em học giỏi làm cho thầy cô và

cha mẹ rất vui lòng.

b. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng

cái đẹp là cái có ích.

c. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến cho

lời nói của người Việt Nam ta du

dương, trầm bổng như một bản nhạc.

d. Cách Mạng Tháng Tám thành công làm

cho Tiếng Việt có một bước phát triển

mới, một số phận mới.

Bài tập 3.

Gộp các câu.

a. Anh em hòa thuận khiến hai thân vui vầy

b. Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.

Hàng loại vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”…. ra đời đã sưởi ấm được cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm