Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 16

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 16: Từ Hán Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
  • Các loại từ ghép Hán Việt.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
  • Mở rộng vốn từ Hán Việt.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ HV đúng ý nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài.

2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là đại từ? Các loại đại từ? Cho ví dụ?

Trả lời câu hỏi 4 phần luyện tập- Sgk (57).

3. Bài mới: GV giới thiệu bài…

Hoạt động của thầy- trò

Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.

HS: Đọc bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà.

? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì?

? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không dùng đựơc?

-> VD: so sánh quốc với nước, sơn với núi, hà với sông?

+Có thể nói: Cụ là 1 nhà thơ yêu nước.

-> Không thể nói: Cụ là 1 nhà thơ yêu quốc.

+Có thể nói: trèo núi. -> không thể nói: trèo sơn.

+Có thể nói: Lội xuống sông. -> không nói: Lội xuống hà.

=> GV kết luận: Đây chính là các yếu tố Hán Việt.

? Vậy em hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt?

? Các yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào?

? Tiếng thiên trong thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt bên có nghĩa là gì?

=> GV Kết luận: đây là yếu tố Hán Việt đồng âm

? Tóm lại, ở phần I ta cần ghi nhớ những nội dung gì?

-> HS đọc ghi nhớ 1.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ghép Hán Việt

? Các từ sơn hà, xâm phạm (Nam quốc sơn hà), giang san (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

? Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng?

? Các từ: thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), Thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng?

? Từ ghép Hán Việt được phân loại như thế nào?

? Em có nhận xét gì về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt?

-> HS đọc ghi nhớ 2.

* Hoạt động 3: HD luyện tập.

HS: xác định yêu cầu các bài tập 1, 2, 3.

-> Thảo luận trao đổi theo nhóm bàn.

-> GV cho hs trình bày 1phút về kết quả thảo luận.

=> GV nhận xét, đánh giá chung.

HD HS làm BT 2

Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố “quốc, sơn, cư, bại”.

Xếp các từ ghép đã cho vào nhóm thích hợp.

I. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT.

1. Ví dụ 1: Bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà.

- Nam: phương Nam.

- quốc: nước.

- sơn: núi.

- : sông.

-> Tiếng “ Nam” có thể dùng độc lập: phương Nam, người miền Nam.

-> Các tiếng “quốc, sơn, hà” không dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố tạo từ ghép: Nam quốc, quốc gia, quốc kì, sơn hà, giang sơn.

=> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt.

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.

2. Ví dụ 2:

- Thiên thư: trời

- Thiên niên kỉ, thiên lí mã: nghìn

- Thiên: dời, di (Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long)

=> Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.

* Ghi nhớ 1: sgk (69)

II. TỪ GHÉP HÁN VIỆT.

1. Ví dụ 1:

->Sơn hà, xâm phạm, giang sơn: Từ ghép đẳng lập.

2. Ví dụ 2:

a. ái quốc Từ ghép chính phụ: yếu tố

thủ môn -> chính đứng trước, yếu tố

chiến thắng phụ đứng sau.

-> Trật tự giống từ ghép thuần Việt.

b. thiên thư Từ ghép CP: có yếu tố

thạch -> phụ đứng trước, yếu tố

tái phạm chính đứng sau.

-> Trật tự khác từ ghép thuần Việt.

* Ghi nhớ 2: sgk (70)

III. LUYỆN TẬP.

* Bài 1(70): Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau:

- Hoa 1: hoa quả, hương hoa -> có nghĩa là bông hoa.

Hoa 2: hoa mĩ, hoa lệ -> có nghĩa là đẹp.

- Phi 1: phi công, phi đội -> có nghĩa là bay.

Phi 2: phi pháp, phi nghĩa -> có nghĩa là trái với lẽ phải, trái với pháp luật.

Phi 3: cung phi, vương phi -> có nghĩa là vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu.

- Tham 1: tham vọng, tham lam -> có nghĩa là ham muốn.

Tham 2: tham gia, tham chiến -> có nghĩa là có mặt, dự vào, tham dự vào.

- Gia 1: gia chủ, gia súc -> có nghĩa là nhà( có 4 yếu tố Hán Việt có nghĩa là nhà: thất, gia, trạch, ốc)

Gia 2: gia vị, gia tăng -> có nghĩa là thêm vào.

* Bài 2 (71): Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố “quốc, sơn, cư, bại”.

- quốc: quốc gia, cường quốc,quốc kì, quốc vượng, quốc tế…

- sơn: sơn hà, sơn nam, thanh sơn,hồng sơn…

- cư: di cư, tản cư, định cư, ngụ cư, cư trú…

- bại: thất bại, đại bại, thảm bại, bại vong…

* Bài 3 (71): Xếp các từ ghép đã cho vào nhóm thích hợp.

+ Nhóm có yếu tố chính trước, yếu tố phụ sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả.

+ Nhóm các yếu tố phụ trước, yếu tố chính sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.

Đánh giá bài viết
1 905
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm