Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 8: Học vẽ hình với phần mềm Geogebra

Giáo án Tin học 8

Giáo án Tin học 8: Học vẽ hình với phần mềm Geogebra có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần 15

Tiết: 30

VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.

2. Kĩ năng: Thông qua phần mềm HS biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này.

3. Thái độ: HS có ý thức trong việc ứng dụng phần mềm trong việc học tập của mình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài học.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (3’) Giới thiệu phần mềm.

+ GV: Yêu cầu các em trình bày những khó khăn khi học toán hình.

+ GV: Giới thiệu cho HS các tính năng của phần mềm GeoGebra giúp khắc phục khó khăn trên.

+ HS: Trình bày những khó khăn mà các em gặp phải.

+ HS: Đọc phần 1 SGK/98 tìm hiểu về phần mềm.

1. Em đã biết gì về GeoGebra?

- Đọc SGK.

Hoạt động 2: (15’) Làm quen với phần mềm.

+ GV: Giới thiệu các công cụ:

* Di chuyển.

+ GV: Công cụ dịch chuyển có chức năng gì đặc biệt.

* Liên quan đến đối tượng điểm.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác, thực hiện mẫu cho HS.

* Liên quan đến đoạn, đường thẳng.

+ GV: Giới thiệu các công cụ. Thao tác thực hiện cho HS quan sát.

* Tạo mối quan hệ hình học.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác, thực hiện mẫu cho HS quan sát thực hiện.

* Liên quan đến hình tròn.

+ GV: Đưa ra ví dụ vẽ một hình tròn khi biết tâm và một điểm trên đường tròn.

+ GV: Đưa ra ví dụ vẽ một hình tròn khi biết tâm và bán kính.

+ GV: Đưa ra ví dụ vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước.

+ GV: Đưa ra ví dụ vẽ một nữa hình tròn đi qua hai điểm đối xứng tâm.

* Biến đổi hình học.

+ GV: Đưa ra ví dụ vẽ một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước.

+ GV: Để thực hiện lưu hình chúng ta làm như thế nào?

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác.

+ GV: Yêu cầu HS nêu thao tác mở một tệp đã có

+ GV: Thao tác thoát khỏi phần mềm.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.

+ HS: Không dùng để vẽ, khởi tạo hình mà để di chuyển hình.

+ HS: Chú ý lắng nghe quan sát thao tác GV thực hiện.

+ HS: Chú ý lắng nghe quan sát thao tác GV thực hiện.

+ HS: Chú ý lắng nghe quan sát thao tác GV thực hiện.

+ HS: Công cụ tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn.

+ HS: Tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính.

+ HS: Công cụ vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước.

+ HS: Tạo một nữa hình tròn đi qua hai điểm đối xứng tâm.

+ HS: Tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước.

+ HS: Để lưu hình hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc thực hiện lệnh Hồ sơ → Lưu lại từ bảng chọn.

+ HS: Nhấn Ctrl + O hoặc Hồ sơ → Mở. Nháy chọn Open.

+ HS: Nháy chuột chọn Hồ sơ → Đóng hoặc Alt + F4.

2. Làm quen với phần mềm.

a. Khởi động.

­ - Nháy đúp chuột tại biểu tượng phần mềm trên màn hình.

b. Giới thiệu màn hình GeoGebra tiếng Việt.

- Bảng chọn;

- Thanh công cụ;

- Khu vực các đối tượng hình vẽ.

c. Giới thiệu các công cụ làm việc chính.

- Công cụ di chuyển.

- Công cụ liên quan đến đối tượng điểm.

- Công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng.

- Giới thiệu về công cụ tạo mối quan hệ hình học.

- Các công cụ liên quan đến hình tròn.

- Các công cụ biến đổi hình học.

d. Các thao tác với tệp.

- Để lưu hình hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc thực hiện lệnh Hồ sơ → Lưu lại từ bảng chọn.

- Nhấn Ctrl + O hoặc Hồ sơ → Mở. Nháy chọn Open.

e. Thoát khỏi phần mềm.

- Nháy chuột chọn Hồ sơ → Đóng hoặc Alt + F4.

Hoạt động 3: (25’) Tìm hiểu đối tượng hình học.

* Khái niệm đối tượng hình học.

+ GV: Yêu cầu HS trình bày khái niệm đối tượng hình học.

* Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.

+ GV: Điểm thuộc đường thẳng.

+ GV: Đường thẳng đi qua hai điểm.

+ GV: Giao của hai đối tượng hình học.

* Các đối tượng trên màn hình.

+ GV: Để hiển thị danh sách các đối tượng hình học ta thực hiện?

* Thay đổi thuộc tính của đối tượng.

+ GV: Ẩn đối tượng.

+ GV: Ẩn/hiện tên (nhãn) của đối tượng.

+ GV: Thay đổi tên của đối tượng.

+ GV: Đặt/hủy vết chuyển động của đối tượng.

+ GV: Xóa đối tượng.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác, yêu cầu HS thực hiện theo.

+ GV: Nhận xét hướng dẫn HS thao tác thực hiện trên phần mềm.

+ HS: Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tia, hình tròn, cung tròn.

+ HS: Đọc và tìm hiểu các thông tin trong SGK.

+ HS: Sử dụng công cụ liên quan.

+ HS: Sử dụng công cụ liên quan.

+ HS: Sử dụng công cụ liên quan.

+ HS: Dùng lệnh Hiển thị → Hiển thị danh sách đối tượng.

+ HS: Nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi của GV.

+ HS: Quan sát chú ý các thao tác của GV.

+ HS: Thao tác thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

3. Đối tượng hình học:

a. Khái niệm đối tượng hình học.

b. Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.

c. Danh sách các đối tượng trên màn hình.

- Dùng lệnh Hiển thị → Hiển thị danh sách đối tượng.

d. Thay đổi thuộc tính của đối tượng.

- Ẩn đối tượng.

- Ẩn/hiện tên (nhãn) của đối tượng.

- Thay đổi tên của đối tượng.

- Đặt/hủy vết chuyển động của đối tượng.

- Xóa đối tượng.

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học bài theo nội dung. Xem trước nội dung phần tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

....................................................................................................................................................................

Đánh giá bài viết
1 856
Sắp xếp theo

    Giáo án tin học 8

    Xem thêm