Giáo viên nào có thể bị xuống hạng dù đủ chứng chỉ?

Giáo viên nào có thể bị xuống hạng dù đủ chứng chỉ?

Theo 04 Thông tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành còn có nhiều quy định liên quan đến hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên từ ngày 20/3/2021. Giáo viên lo lắng khi đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng phải xuống hạng vì không làm nhiệm vụ của hạng đang giữ. Vậy Giáo viên nào có thể bị xuống hạng dù đủ chứng chỉ? Mời các bạn tham khảo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập ở cả 4 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông).

Cụ thể:

Niềm vui được xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; niềm vui sẽ được tăng lương chưa được bao lâu, nỗi lo lại đang len lỏi vào từng giáo viên, đặc biệt là nỗi lo khi đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng phải xuống hạng vì không làm nhiệm vụ của hạng đang giữ.

Một giáo viên chia sẻ: “Em tốt nghiệp đại học từ xa, có chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, đang hưởng lương đại học.

Ngày trước, cứ có bằng đại học nộp cho nhà trường làm báo cáo, một thời gian sau sẽ được hưởng lương đại học, không cần biết giáo viên đó có làm nhiệm vụ của giáo viên hạng II hay không.

Nay thông tư mới ra đời, việc xếp hạng giáo viên chưa biết được xếp lại như thế nào. Nếu cứ dựa vào bằng cấp thì em vô tư, nhưng nếu dựa thêm tiêu chuẩn nhiệm vụ nữa thì thấy rất lo lắng, mình sẽ bị xuống hạng III.

Em không hề được giao bất cứ nhiệm vụ nào của giáo viên hạng II cả, không chỉ riêng em mà rất nhiều giáo viên đã ‘chạy’ đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng không hề được giao bất cứ nhiệm vụ nào của giáo viên hạng II đều chung cảnh ngộ”.

Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ghi rõ: Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31

Nhiệm vụ

Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới từ cấp trường trở lên; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử;

b) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên;

c) Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;

d) Tham gia đoàn đánh giá ngoài; hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên;

đ) Tham gia ban giám khảo hoặc ban ra đề hoặc người hướng dẫn trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có). [1]

Nhiệm vụ mà giáo viên trung học cơ sở hạng II phải thực hiện thêm so với giáo viên hạng III đều do hiệu trưởng phân công bằng quyết định.

Cũng tương tự như vậy, nhiệm vụ bổ sung thêm cho giáo viên hạng II, hạng I tất cả các bậc học đều được ra bằng văn bản do hiệu trưởng hoặc cấp cao hơn quyết định.

Như vậy, giáo viên đạt chuẩn đào tạo, đang hưởng lương hạng II, hạng I hiện hành nhưng không được giao nhiệm vụ của giáo viên hạng II, hạng I trong Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập ở cả 4 cấp học 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT bị rơi hạng là hoàn toàn có cơ sở.

Không được phân công nhiệm vụ nên xuống hạng liệu có công bằng?

Theo người viết thăm dò, phần lớn giáo viên đều nhất trí, không được phân công nhiệm vụ của hạng II, hạng I nên xuống hạng là công bằng.

Khách quan mà nói, những giáo viên được giao thêm nhiệm vụ của giáo viên hạng II, hạng I đều là những người có tay nghề cao; giáo viên cốt cán; giáo viên đã được thẩm định qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp có uy tín trong đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.

Việc bổ sung tiêu chí nhiệm vụ đang thực hiện khi xếp hạng theo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập mới cũng một phần bổ sung xếp lương theo vị trí việc làm, tránh cào bằng trong chi trả lương theo bằng cấp như hiện nay.

Việc xếp hạng giáo viên cần được thực hiện hàng năm, đảm bảo sự ghi nhận của xã hội với mức độ đóng góp, cống hiến của mỗi giáo viên trong năm học; khuyến khích giáo viên sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giáo dục.

>>> Cách xếp hạng và chuyển, xếp lương giáo viên Tiểu Học công lập theo Thông tư 02

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên

.................................................

Xem thêm bảng lương THCS và bảng lương THPT:

Trên đây là nội dung chi tiết của Giáo viên nào có thể bị xuống hạng dù đủ chứng chỉ?. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Đánh giá bài viết
2 20.243
Sắp xếp theo

Văn bản giáo dục

Xem thêm