Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Hương Ly Văn học

Hiện nay có nhiều vụ bạo lực học đường, theo em bạo lực học đường có thể là loại vi phạm nào?

? Chỉ ra từng hình thức cụ thể.

3
3 Câu trả lời
  • Phi Công Trẻ
    Phi Công Trẻ

    - Các hành vi bạo lực vật chất, thể chất

    Bạo lực vật chất xét trên một góc độ nhất định là những hành vi bạo lực này thường hướng đến sự bắt ép có liên quan đến vật chất hay những phương tiện vật chất có liên quan. Chẳng hạn như hiện tượng “bảo kê” trấn lột, kẻ mạnh trấn lột tiền hay tài sản có giá trị của kẻ yếu, chiếm đoạt các vật dụng của bạn bè, yêu cầu hăm dọa học sinh khác nộp tiền.


    Hành vi hỏi mượn tiền mà không trả hay hành vi sỉ nhục hoặc đánh bạn chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 80,5% cho thấy các em học sinh thường giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh, đấm… dùng các hung khí nguy hiểm như dao, kéo khiến khả năng thương tích là rất lớn, gây ra các hậu quả về mặt thể chất như xây xát, chảy máu tay chân mặt mũi và những chấn động tâm lý cho các em học sinh. Các hành vi này xảy ra ở trong trường học thuộc những nơi vắng vẻ ít người qua lại, thường ở nhà vệ sinh, khu vực thể dục hay ở ngay trong lớp học giữa những giờ giao ca, những giờ ra chơi.


    - Hành vi bạo lực tâm lý, tình cảm, tình dục


    Bạo lực tâm lý tình cảm trong môi trường học đường thường được thể hiện dưới hình thức như: hình thức mang tính dọa dẫm đe dọa, sỉ nhục gây ức chế lo sợ cho học sinh.


    Chúng ta có thể nhận thấy hành vi mà các em học sinh thường xuyên bị bạo hành là dùng lời lẽ xúc phạm lăng mạ 48 %, ở mức độ một vài lần là hành vi cố ý động chạm vào những chỗ nhạy cảm, dùng những lời nói thiếu tế nhị khiêu dâm.


    Khi thực hiện các hành vi bạo lực, thường học sinh chọn những địa điểm phù hợp để hành động. Theo khảo sát địa điểm diễn ra bạo lực học đường thường những chỗ vắng vẻ ở trong trường (55%), ở ngay lớp học (28%), ở xa trường những nơi ít người qua lại (11%), ở ngoài đường phố (8%). Địa điểm mà học sinh chọn để có những hành vi bạo lực đa số là những chỗ vắng vẻ ngay trong trường như sân sau trường, khu vực nhà vệ sinh, sân thể dục vì không muốn bị phát hiện, muốn che giấu hành vi sai trái của mình.

    0 Trả lời 01/03/23
    • Mọt sách
      Mọt sách

      Chúng ta có thể hiểu đơn giản: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, đi gây hấn và bắt nạt người khác, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác, đối tượng tham gia là hầu hết các em học sinh ở cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (từ 15-17 tuổi) chưa ý thức được hậu quả của hành vi này cũng như những hình thức trách nhiệm pháp lý mà mình phải gánh chịu.

      0 Trả lời 02/03/23
      • Hằngg Ỉnn
        Hằngg Ỉnn

        Phân loại bạo lực học đường


        Diễn ra dưới nhiều hình thức, bạo lực học đường gồm bạo lực về thể chất, bạo lực bằng lời nói, bạo lực tâm lý, bạo lực xã hội và bạo lực điện tử.

        1. Bạo lực về thể chất


        Bạo lực về thể chất bộc lộ qua những hành động gây tổn hại đến cơ thể, đơn cử đánh đập, đấm nhau, tát nhau, cắn vào người, cào cấu, xô đẩy, giật tóc, xé quần áo, cướp giật đồ đạc hay cố tình hất thức ăn lên người.

        2. Bạo lực bằng lời nói


        Bạo lực bằng lời nói thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ, cử chỉ hay hành vi mang tính xúc phạm nhằm sỉ nhục, lăng mạ, bôi nhọ, chế nhạo hoặc cưỡng ép người khác tuân theo ý định của bản thân. Loại hình bạo lực này có thể xảy ra giữa các học sinh, giáo viên với học sinh.

        3. Bạo lực tâm lý


        Bạo lực tâm lý là hành vi xâm hại tình dục, đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm hay thậm chí là tấn công, cưỡng bức tình dục. Tương tự các loại bạo lực khác, bạo lực tâm lý có thể xảy ra giữa các học sinh, giáo viên với học sinh.

        4. Bạo lực xã hội


        Bạo lực xã hội gồm các hành vi nói xấu, chế giễu, bịa đặt, bêu rếu, phỉ báng, phân biệt đối xử, cô lập và tẩy chay một người hoặc nhóm người nào đó. Hình thức bạo lực này có thể diễn ra trong cuộc sống bình thường lẫn mạng xã hội.

        5. Bạo lực điện tử


        Bạo lực điện tử là hành vi sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng hay laptop để nhắn tin, gọi điện, mạo danh, gửi thư hoặc lan truyền tin đồn sai lệch nhằm đe dọa, bêu xấu và tra tấn nạn nhân trên mạng xã hội.

        0 Trả lời 02/03/23

        Văn học

        Xem thêm