Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đội Trưởng Mỹ

    Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á bao gồm:

    - Ở Việt Nam: Đại Việt, Chăm-pa.

    - Ở Mi-an-ma: Quốc gia Pa-gan.

    - Ở In-đô-nê-xia-a: Vương triều Mô-giô-pa-hit.

    - Ở Cam-pu-chia: Thời kì Ăng-co.

    - Ở Thái Lan: Vương quốc Su-khô-thay.

    - Ở Lào: Vương quốc Lan Xang.

    1 04/08/21
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Song Tử

    - Điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vì vậy từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

    - Điều kiện kinh tế: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt. Việc buôn bán đường biển cũng rất phát đạt, nhiều thành thị - hải cảng đã ra đời. Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cổ ở đây.

    - Do sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

    Các bạn tham khảo câu trả lời chi tiết ở https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-10-bai-8-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cac-vuong-quoc-chinh-o-dong-nam-a-127196 nhé

    0 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mỡ

    * Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:

    - Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526).

    - Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.

    - Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.

    * Vị trí của Vương triều Mô-gôn:

    - Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.

    - Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.

    - Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành đỏ.

    6 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Su kem

    Các chính sách của A-cơ-ba (1556 - 1605):

    Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo), gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau.

    Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.

    Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

    Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

    Ý nghĩa: Những chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba đã được coi như một vị anh hùng dân tộc, là Đấng Chí tôn.

    0 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bạch Dương

    - Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê –li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, bắt đầu tấn công Ấn Độ, lập ra vương triều Mô – gôn.

    - Vương triều Mô – gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước để đến vua thứ tư A – cơ – ba đạt được bước phát triển mới.

    - A – cơ – ba đã thi hành một số chính sách tích cực.

    Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc. Không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ giáo.

    Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

    Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mực thuế hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong, đo lường.

    Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

    - Đến thời con cháu của A – cơ – ba là Sa – gia – han, đất nước vẫn duy trì sự phát triển, hoàng đế đã trưng tập vào ngân khố nhiều của cải và thu được nhiều châu báu làm của riêng. Nhưng tình hình đã biến đổi khác trước, đó là xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.

    - Hoàng đế cuối cùng của vương triều, Ao – reng – dep phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với đầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, mất Bom – bay và Ma – drat.

    0 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    10 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Người Nhện

    - Sự ra đời: Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành cuộc chinh chiến vào vùng đất Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526).

    - Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hin-đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Mặc dù các ông vua đã cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân.

    - Ngoài ra, một yếu tố văn hóa mới - Văn hoá Hồi giáo đã được du nhập vào Ấn Độ, làm cho nền văn hóa Ấn Độ phong phú và đa dạng hơn .

    - Sự giao lưu văn hoá Đông – Tây cũng được thúc đẩy hơn. Thời vương triều hồi giáo Đê-li cũng là thời mà các thương nhân Ấn Độ đã tích cực đến một số nơi truyền bá đạo Hồi, đặc biệt là một số nước ở Đông Nam Á.

    3 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sư Tử

    - Văn hóa Ấn Độ thời Gúp – ta phát triển rực rỡ

    Đạo phật tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi.

    Đạo Ấn Độ hay đạo Hin – đu ra đời và phát triển, thờ 4 vị thần chính: thần sáng tạo, thần tàn phá, thần bảo hộ, thần sấm sét. Các kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.

    Chữ viết: từ thời cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ San – skơ – rít.

    Văn học cổ Ấn Độ - văn học Hin – du mang tinh thần và triết lí Hin- đu giáo rất phát triển.

    - Sự phát triển văn hóa thời Gúp – ta đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnh cửu.

    - Sự phát triển còn tạo điều kiện cho người Ấn Độ mang văn hóa của mình truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét nhất.

    1 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ỉn

    - Những yếu tố văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài:

    + Phật giáo và Hin-đu giáo

    + Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc nhất là đền chùa, lăng mộ, tượng Phật,...

    + Chữ viết ( chữ Phạn).

    + Văn học.

    - Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá rộng rãi đến nhiều nơi: các nước ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Trung Quốc,...

    1 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    Nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ vì:

    Thời kì này, nền văn hóa vừa mới được hình thành. Những thành tựu đầu tiên của thời kì này có tác dụng định hình, mở đường cho sự phát triển của văn hóa Ấn Độ theo hướng thích hợp nhất. Những thành tựu đó là:

    * Về tư tưởng:

    - Phật giáo:

    + Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.

    + Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

    - Ấn Độ giáo:

    + Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

    + Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

    + Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo.

    * Chữ viết:

    - Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.

    - Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

    * Kiến trúc, điêu khắc, văn học:

    - Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

    - Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.

    1 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đường tăng

    Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ:

    - Đạo Phật tiếp tục được truyền bá khắp Ấn Độ và truyền bá ra nhiều nước nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật,..)

    - Ấn Độ giáo hay Hinđu giáo ra đời và phát triển thờ 4 vị thần chính bộ ba Brama (thần Sáng tạo, thần Hủy diệt, thần Bảo hộ) và Inđra. Kiến trúc thờ thần được xây dựng ở nhiều nơi.

    - Chữ viết: từ chữ cổ Brahma đã nâng lên sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn.

    - Văn học cổ điển Ấn Độ và văn học Hinđu mang triết lí Hinđu giáo rất phát triển.

    - Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ còn được biểu hiện ở sự truyền bá rộng rãi ra bên ngoài nhất là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

    0 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Batman

    Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Ma-ga-đa

    0 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    28 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    * Về tư tưởng:

    - Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.

    - Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.

    * Lịch sử: Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.

    * Văn học:

    - Là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hóa Trung Quốc dưới thời phong kiến.

    - Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

    - Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

    * Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:

    - Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.

    - Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,...

    - Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

    * Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

    * Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

    6 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời