- Tên các tập truyện có trong đoạn văn là: "Bê vò Sáo", "Chuyện hoa chuyện quả", "Lửa vàng lửa trắng",...
- Tên các tập thơ có trong đoạn văn là: "Em thích em yêu", "Những người bạn nhỏ", "Bạn trong vườn,"...
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mang đến cho con người, đặc biệt là giới trẻ nhiều cơ hội để học tập, phát triển và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực vẫn nảy sinh những hạn chế tiêu cực, một trong số đó có thể kể đến là hiện tượng nghiện game online. Nghiện game là tình trạng đam mê quá mức các trò chơi điện tử, người chơi sẽ đắm chìm trong thế giới ảo mà không kiểm soát được hành vi của bản thân. Hiện nay có một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên nghiện game online, họ coi việc chơi game là thú vui tiêu khiển mà dành hết thời gian, tiền bạc, tâm trí vào việc chơi game, từ đó lơ là việc học tập, bỏ lỡ những cơ hội việc làm, cơ hội để phát triển. Bản chất của game online không xấu, nó được ra đời nhằm giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng. Thế nhưng chính việc sử dụng không đúng cách của con người đã biến game online thành một "thứ tệ nạn" có thể gây tác động xấu đến nhận thức, nhân cách và ảnh hưởng đến tương lai của con người. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra, trong đó số lượng lớn là học sinh. Điều đáng nói là có rất nhiều bạn lựa chọn dòng game bạo lực có thể gây tác động xấu đến nhận thức, làm lệch lạc trong suy nghĩ, hành động. Nghiện game không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc. Nguy hiểm hơn, nghiện game có thể gây ra những ảo giác khiến cho người chơi có những nhận thức, hành vi lệch lạc: trộm cắp, bạo lực...Để hạn chế những tác động nguy hiểm của nghiện game online, mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn tác hại của game, kiểm soát được hành vi của của bản thân, không sa đà quá mức vào các trò tiêu khiển. Mặt khác, các bậc phụ huynh cũng cần dành nhiều thời gian để quản lí các hoạt động học tập, vui chơi của con, hạn chế cho con sử dụng điện thoại, internet. Nghiện game có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, gây ra những suy nghĩ, hành động lệch lạc, thậm chí có thể hủy hoại cả tương lai. Vì vậy mỗi cá nhân cần ý thức được hành động của bản thân, cần nỗ lực học tập, phấn đấu cho những mục tiêu, ước mơ đẹp để trở thành những người có ích cho xã hội.
Bạn tham khảo bài: https://vndoc.com/cach-phan-biet-tu-ghep-tu-lay-de-lan-lon-125057
“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
Mỗi lần được nghe hai câu thơ này, trong lòng em lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.
Dòng sông chảy qua làng tôi là một dòng sông nhỏ. Chẳng biết dòng sông tên là gì, chỉ biết rằng nó đã ở đây từ rất rất lâu, lâu hơn cả tuổi thơ của bà. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng em, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Mỗi mùa dòng sông lại mang một dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt như có thể nhìn thấy đáy, tưởng như nó là một bà mẹ hiền ấm áp đang dang tay che chở, ôm ấp cho cả xóm làng. Mùa hè mưa nhiều, nước sông dâng cao, đỏ ngầu như màu gạch non và cũng chảy xiết hơn thường lệ. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Cứ tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. Xa xa, những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát nhìn mãi không thấy điểm kết thúc. Chính dòng sông đã mang phù sa cùng dòng nước ngọt ngào như dòng sữa mẹ cung cấp cho những cánh đồng, để cây lúa lớn lên tươi tốt. Bên bờ sông, những hàng cây tươi tốt cũng đã ở đây cả vài cục năm. Dưới bóng cây, những chú trâu nghỉ ngơi, nhẩn nha gặm cỏ và uống nước. Những thảm cỏ xanh mềm mại là chỗ bọn trẻ con vẫn hay nô đùa, tổ chức những trò chơi nghịch ngợm.
Dòng sông ấy đã gắn bó với tuổi thơ của em cùng bao kỉ niệm tươi đẹp. Những buổi chiều cùng bạn bè ra sông tắm mát, tiếng nói cười làm vang cả một khúc sông. Là niềm vui tuổi thơ khi dòng sông dành tặng cho chúng tôi những chiến lợi phẩm là một giỏ đầy cá, tôm. Hay là những buổi trưa ngồi ở bờ bên này ngóng mẹ đi chợ ở bờ bên kia trở về, mong ngóng háo hức được mẹ mua cho ít quà bánh, dù chỉ là chiếc bánh đa có rắc vừng hay vài quả cam, quả bưởi.
Dòng sông quê hương luôn sống mãi trong tâm trí không chỉ riêng em mà còn cả mỗi con người nơi đây, trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi của những người con xa xứ. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ cũng chính là hiện thân của quê hương biết bao thân thương, yêu dấu.
- “Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều” nhịp thơ ngắt ba – ba – hai thì câu thơ rất dễ hiểu. Có gì đâu! Tre siêng năng chắt lọc tinh hoa của đất.
- Tương tự như đực tính cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó của người Việt Nam, com góp, tiết kiệm, một nắng hai sương chăm chỉ làm việc.
Cây tre là biểu tượng cho người dân Việt Nam ta. Tre chung sống, tre làm việc, tre làm trò chơi cho trẻ em. Thời bình, tre cùng ta xây nhà, làm nông, đến khi ta cần, tre cùng t vào sinh ra tử. Tre Việt Nam kiên cường, bất khuất. Dân tộc Việt Nam ta với bề dày lịch sử và truyền thống dân tộc lâu đời, biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đều viết lên những câu từ ngợi ca tính dân tộc kiên cường, bất khuất ấy. Nhưng đắt giá hơn cả là hai câu thơ rất nổi tiếng trong bài thơ "Tre Việt Nam" của tác giả Nguyễn Duy:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Nhà thơ khẳng định dáng đứng thẳng của tre: từ lúc còn là măng’ non cho đến khi trưởng thành. Chỉ có một con đường: vươn thẳng. Biện pháp so sánh “nhọn như chông” nêu bật đặc tính của măng tre. Thế hệ này kế tiếp thế hệ khác, luôn giữ vững truyền thống hào hùng dù trong hoàn cảnh nào. Đây cũng là tinh thần của dân tộc Việt Nam ta “giấy rách còn giữ lấy lề”.
Cây tre thẳng tắp,“không đứng khuất mình bóng râm” khẳng đinh thái độ cượng quyết của tre: hiên ngang không chịu nương nhờ, núp bóng một ai. Đây cũng chính là thái độ của những con người Việt Nam. Truyền thống nước ta đã khẳng định điều này: dân tộc Việt Nam, tự do, có chủ quyền. Vì thế mà những cuộc xâm lược nhằm thôn tính, hòng bắt Việt Nam làm chư hầu, thuộc địa đều bị đánh bại: Quân Minh, Thanh, Tống, Nguyên… đã bao lần tan tác trước sức mạnh toàn dân ta trong các thời Đinh – Lê – Lý – Trần. Và sau này: hai đế quốc sừng sỏ Pháp – Mỹ cũng phải cúi đầu trước những người Việt Nam nhỏ bé, ngã gục trước chông tre, gậy tầm vông. Và dân tộc Việt Nam vẫn đứng thẳng kiên cường.
Qua bài thơ, Nguyễn Duy không chỉ miêu tả về đời sống của tre từ khi là búp măng cho đến lúc là cây tre già, mà nhà thơ con gởi vào hình ảnh cây tre tất cả hình dáng, tâm tư, tình cảm, hành động của con người Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh những đức tính của người Việt Nam (và cũng là đặc tính của tre): dáng hình nhỏ bé nhưng rất cần cù siêng năng, có tinh thần yêu nước đoàn kết, gắn bó, có đức tính hiên ngang kiên cường, biết hy sinh và luôn giữ vững truyền thống cha ông.
Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Chuyện bé xé ra to.
Bạn tham khảo bài: https://vndoc.com/suy-nghi-cua-em-ve-cau-an-qua-nho-ke-trong-cay-162353
Chiếc thuyền lại bắt đầu ra khơi. Gió nổi lên, làm căng những cãnh buồm. Cánh buồm như đôi mắt của chiếc thuyền, soi đường đi trên biển cho con thuyền.