Ta thấy độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h
Nếu dùng nước thì chiều dài của cột nước là:
Với p là áp suất khí quyển tính ra N/m2
d là trọng lượng riêng của nước.
Vậy ống Tô-ri-xe-li phải có độ cao ít nhất là 10,336 m.
Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76cm.
Áp suất khí quyển là :
p=d.h=136000.0,76=103360N/m2
Do áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy lớn hơn áp suất chất lỏng của nước trong cốc lên tờ giấy nên nước không chảy ra ngoài.
Ta có: 76cm=0,76m
Áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76cm tác dụng lên B là:
p=d.h=136000.0,76=103360N/m2
Áp suất khí quyển là 103360N/m2103360N/m2 (vì áp suất khí quyển gây ra tại A bằng áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm trong ống).
+ Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển.
+ Áp suất tác dụng lên B (ở trong ống) là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm.
Ta thấy hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mặt chất lỏng nên các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) là bằng nhau.
Khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt lại với nhau. Do đó, người ta dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con cũng không kéo được hai bán cầu rời ra.