Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kết bài Vợ chồng A Phủ ngắn gọn

Kết bài Vợ chồng A Phủ ngắn gọn

Kết bài Vợ chồng A Phủ ngắn gọn là tổng hợp những mẫu kết bài hay, độc đáo, ngắn gọn, dễ áp dụng vào bài được VnDoc biên soạn. Mời các bạn tham khảo!

1. Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Sau khi đọc xong tác phẩm vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, chắc hẳn chúng ta không thể quên được nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng mãnh liệt đã đem lại cho người đọc nhiều cảm hứng và hy vọng. Tác giả đã thành công trong việc thể hiện sự yêu thương, cảm thông và tố cáo chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, gửi đến người đọc một thông điệp về sức mạnh của sự tự do và niềm hy vọng trong cuộc sống.

2. Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm chính là sự thức tỉnh, vùng dậy đấu tranh của những mảnh đời éo le, bất hạnh phải chịu sự chà đạp của xã hội phong kiến cổ hủ và tàn bạo. Qua đó, Tô Hoài đã ngợi ca và bênh vực, đồng cảm với số phận con người dám mạnh mẽ phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống tự do và tương lai hạnh phúc.

3. Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3

Với trái tim chan chứa tình yêu thương và kho tàng kiến thức sâu sắc về đời sống và văn hóa của vùng cao Tây Bắc, tác giả Tô Hoài đã không chỉ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", mà còn giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về văn hóa và cuộc sống của những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Những nhân vật trong truyện như Mị và A Phủ là những người bị bức ép và chà đạp bởi quyền lực và thần lực, tuy nhiên, họ luôn giữ vững niềm tin và tinh thần sống mạnh mẽ để kháng cự và giành giải phóng cho chính mình. Dù bị đàn áp đến cùng cực, họ vẫn luôn tin tưởng vào sức mạnh của bản thân để vượt qua mọi khó khăn.

4. Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 4

“Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam” (Hà Minh Đức). Quả thật, Tô Hoài không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của mùa xuân Tây Bắc vừa làm nền cho một tâm hồn bừng thức đi tìm lẽ sống ở đời, một tính cách sống động với nhiều cảm xúc đan xen mà còn chứa đựng những khát vọng nhân văn, niềm yêu đời thiết tha, hướng đến tự do và hạnh phúc của những con người bị chà đạp, áp bức bất công.

5. Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 5

“…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”. Đây không phải là hành động mang tính bản năng mà chính là sự trỗi dậy mạnh mẽ của ký ức, khát vọng sống tự do. Tô Hoài đã dựng nên những chi tiết như mắt thấy tai nghe, chan chứa tình cảm sâu nặng của tác giả với đồng bào miền núi dưới sự áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến.Vợ chồng A Phủ chính là bài ca về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người miền núi trên con đường đấu tranh giải phóng cho bản thân và quê hương.

6. Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 6

Đâu chỉ tái hiện cuộc đời của nhân dân vùng Tây Bắc dưới chế độ phong kiến tái hiện với hai từ "tăm tối" và "nghiệt ngã". Trong sự tăm tối ấy, phải chăng Tô Hoài vẫn nhìn thấy một chút tia sáng le lói của sự tự do. Và khi đọc những lời văn ấy, con người chúng ta cứ lớn dần lên tình yêu với văn chương miền núi. “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài đã “hữu duyên” chạm đến cõi lòng độc giả, mang đến được những giá trị văn chương làm giàu tâm hồn dân tộc.

7. Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 7

Với những cảnh đời éo le, bất hạnh, với những nỗi khổ đau đến cùng cực, tưởng chừng sẽ mãi mãi phải chìm trong u tối, thì các nhân vật đã thức tỉnh, vùng dậy một cách đầy bất ngờ và cương quyết, đó chính là thành công lớn nhất và lá giá trị cao đẹp của tác phẩm. Tác giả đã có sự xót thương và cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của Mị và A Phủ, trân trọng ca ngợi nhân phẩm, khát vọng giải phóng, khát vọng tự do và tin vào khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này.

8. Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 8

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án tố cáo thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, cổ hủ và bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy người dân vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đầy. Đồng thời, truyện ngắn này cũng là tiếng nói cảm thông, trân trọng của Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, bất hạnh như Mị và A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận bất hạnh đầy đau khổ, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc, qua đó ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt ẩn sâu bên trong những con người khốn khổ ấy.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mở bài lớp 12 hay

    Xem thêm