Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
“KINH NGHIỆM DẠY MỘT SỐ BÀI KHÓ TRONG PHÂN MÔN LUYỆN
TỪ VÀ U LỚP 4
I. Đặt vấn đ
1. do chọn sáng kiến:
- Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt trường tiểu học nhằm:
+ Hình thành phát triển học sinh c kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác duy.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt những hiểu biết
giản v xã hội, tự nhiên con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam nước ngoài.
+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt hình thành thói quen gi gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hội chủ nghĩa.
Phân môn Luyện từ câu cung cấp những kiến thức giản về Tiếng Việt rèn
luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), k năng đọc cho học sinh. Khác với các lớp
dưới, lớp 4 bắt đầu những tiết học dành riêng để trang bị kiến thức cho học sinh,
giúp học sinh:
a. Mở rộng, hệ thống h vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết giản về từ
câu.
b. Rèn luyện cho học sinh các năng dùng từ đặt câu sử dụng các dấu câu.
c. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu; ý thức s
dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
2. Thực trạng, nguyên nhân:
a. Về giáo viên:
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
Bản thân tôi một giáo viên trẻ, khỏe, yêu nghề, mến trẻ, luôn ý thức tự phấn đấu
vươn lên đã đạt trình độ trên chuẩn . Song trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy tình
trạng chung của giáo viên như sau:
- Vốn từ của giáo viên hạn chế, hiểu sâu các kiến thức về câu, từ... còn mức độ;
khả năng phân tích ngôn ngữ, phân tích ngữ liệu mức bình thường. Mức độ hiểu nghĩa
từ, miêu tả giải nghĩa từ còn khúc mắc (có nhiều từ đơn giản phải hỏi người khác hoặc
phải tra t điển), còn lúng túng khi giải nghĩa hay miêu tả từ cho học sinh.
- Kiến thức về từ vựng, ngữ nghĩa học của một số giáo viên còn hạn chế nên đã bộc lộ
những suất về kiến thức trong khi dạy.
- Phương pháp dạy học của giáo viên hầu như còn đơn điệu, còn cứng nhắc chưa linh
hoạt, ít sáng tạo chưa lôi cuốn được học sinh gây ra sự nhàm chán chủ yếu dựa vào
sách giáo viên.
- Bản thân giáo viên còn bị thiếu hụt kiến thức phổ thông đó các giáo viên trình
độ THHC; ngoài ra sự tìm tòi, học hỏi, tự học, tự rèn phần hạn chế; khả năng diễn đạt,
giảng giải chưa lưu loát gây cho học sinh k hiểu...
- Phần hướng dẫn bài tập chưa tốt, việc sửa sai cho học sinh chưa cụ thể, kết quả thấp
chưa giúp học sinh mở rộng ra một số tình huống giao tiếp khác gần gũi với cuộc sống
hàng ngày của các em chỉ mới đóng khung trong khuôn khổ các mẫu câu trong sách
vở. Nhiều trường hợp học sinh làm sai , giáo viên chỉ nhận xét sai nêu ngay lời giải
đúng chưa giúp cho học sinh nhận ra cái sai cách sữa chữa.
- Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học còn yếu, còn thiếu phương
tiện, thiếu tài liệu tham khảo, thiếu đ dùng dạy học, yếu về cách sử dụng đồ dùng dạy
học.
Tóm lại: Sự thiếu hụt kiến thức cũng như phương tiện hỗ trợ dạy học, những giải pháp
không thống nhất từ những nguồn tri thức khác nhau cùng với một phương pháp duy
thiếu mềm dẻo đã dẫn đến một số giáo viên rất lúng túng trong giảng dạy. Những kiến
thức không chắc chắn, thiếu tính hệ thống, trong lúc nội dung luôn quyết định phương
pháp dạy học, không thể dạy tốt khi không nắm chắc nội dung tất nhiên học sinh lĩnh
hội các kiến thức này sẽ bị hạn chế phần nào.
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
- Các hình thức dạy học giáo viên hay sử dụng đối với phân môn Luyện từ câu là:
nhân, nhóm, tổ, lớp nhưng qua dự giờ thì chúng tôi thấy phần lớn chỉ hình thức,
hiệu quả thấp học sinh kém linh hoạt và rất chậm chạp trong học với hình thức học
nhóm, bàn ghế không phù hợp (bàn ghế 5 chỗ ngồi); cách dạy của giáo viên chủ yếu
vào sách giáo viên, sách thiết kế ít chủ động tổ chức các hoạt động dạy học cho phù
hợp với điều kiện hiện tại, giáo viên có giao nhiệm vụ cho học sinh nhưng ít chú ý đến
từng đối ợng, sự giúp đỡ của giáo viên đối với học sinh yếu kém phần hời hợt, còn
xa rời, kiến thức lúc giáo viên áp đặt cho học sinh.
Trong khi đó Luyện t câu phân môn khó dạy nhất trong các phân môn của
môn Tiếng Việt. Phân môn này có nhiều dạng bài tập ảnh hưởng tới việc lựa chọ hình
thức, phương pháp dạy, cách tổ chức trong lúc đó giáo viên còn phải dạy các môn học
khác cũng không kém phần quan trọng n n Tiếng Việt.
b. Về học sinh:
- Trình đ học sinh không đồng đều, vốn từ trước khi đến trường rất ít; khi nói, khi
viết rơi vào tình trạng “bí từ, nghèo từ” khi nghe, đọc không sở để hiểu đầy đủ
hiểu được khá chính xác nội dung.
- Học sinh vùng nông thôn trung du, miền núi ít được giao tiếp với hội rộng hơn, ít
được tham gia các hoạt động ngoại khoá ngoài vùng trường, không được tham quan du
lịch... chỉ giao tiếp với những người trong gia đình, bạn trong lớp, bạn chăn trâu
cắt cỏ... đó cũng nguyên nhân làm cho sự hiểu biết bị hạn chế vốn từ hàng ngày ít
được bổ sung. Điều kiện học còn thiếu thốn cả về thời gian, cả về vật chất lẫn tinh thần,
đó các em còn phải lao động cùng với gia đình, quần áo thiếu thốn..., gia đình ít quan
tâm, động viên các em còn để mặc cho nhà trường.
- Đối với phân môn này học sinh hay nhầm lẫn một số từ ghép với từ láy; chưa xác
định chính xác danh từ trong câu.
- Chủ ngữ trong ba kiểu câu kể phần lớn học sinh đều xác định đúng những câu ghép
nhiều chủ ngữ học sinh thường sai khi xác định chủ ngữ.
- Nắm chưa vững về kiểu câu hay nhầm giữa kiểu câu Ai làm ? Ai thế nào?

Kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 được sưu tầm và chọn lọc bởi VnDoc giúp các giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm và ý tưởng để hoàn thành tốt các đề tài nghiên cứu sáng tạo và công việc của mình.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy bài khó Luyện từ và câu lớp 4

1. Một số bài khó và cách dạy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4

1.1. Bài " Danh từ" ( tiết 2 - tuần 5).

a. Cấu trúc bài học: 3 phần, có 4 bài tập.

b. Nội dung từng phần:

Phần 1: Nhận xét: Phần này có 2 bài tập.

Bài tập 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Lâm Thị Mỹ Dạ

- Mục đích: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động tìm ra các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ.

- Khó khăn: Khi dạy đối với bài tập này là ở chỗ học sinh lúc đầu tìm được (cả

đúng và cả sai) nắng, mưa, con sông, rặng dừa, cha ông, tôi, chân trời, ông cha; như vậy cái khó ở chỗ học sinh khó tìm ra các danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị; có một số em không tìm được danh từ chỉ hiện tượng; các em cho danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật là danh từ (con sông) và đó chính là chỗ khó khi dạy bài tập này.

- Biện pháp khắc phục: Giáo viên chuẩn bị một cuốn truyện cổ, tra từ điển về nghĩa của một số từ. Khi dạy giáo viên gợi ý để giúp học sinh nhận ra truyện cổ, cơn, cuộc sống, tiếng, xưa, con, rặng, đời là danh từ. Chẳng hạn hỏi: “cơn nắng” là một từ hay là hai từ? Cho học sinh thảo luận để có kết luận hai từ; hỏi tiếp “ Người ta gọi nắng bằng gì?”. Và tương tự cách như vậy đối với các từ “cơn mưa”, “rặng dừa”, “con sông”, “tiếng xưa”... Tuy nhiên giáo viên có thể bằng cách tách “cơn” và “nắng” trong “cơn nắng” để làm mẫu. ở bài tập này thì trong sách giáo viên chỉ nêu lên cách tổ chức hoạt động chứ chưa đưa ra ví dụ minh hoạ học sinh tìm sai hoặc tìm không được và gợi ý cách tháo gỡ.

Bài tập 2: Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm thích hợp.

+ Từ chỉ người: ông cha, ...

+ Từ chỉ vật: sông,...

+ Từ chỉ hiện tượng: mưa, ...

+ Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, ...

+ Từ chỉ đơn vị: cơn, ...

- Khó khăn: Đối với bài tập này khó khăn ở chỗ là khả năng sắp xếp, liệt kê và nhầm lẫn giữa danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị.

- Biện pháp khắc phục: Giáo viên phải bám sát từng nhóm để hướng dẫn và giải thích rõ về danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị.

Phần 2: Ghi nhớ.

Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị)

- Mục đích: Học sinh tự nêu được định nghĩa danh từ.

- Khó khăn: Theo định hướng là giáo viên cho học sinh căn cứ vào bài tập 2 (phần nhận xét), tự nêu định nghĩa danh từ thì học sinh không nêu được định nghĩa.

- Biện pháp khắc phục: Cho học sinh lần lượt đọc các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ

hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị sau đó cho một số em khá tìm thêm. Giáo viên kết luận “ Những từ đó gọi là danh từ ” và hỏi “ Vậy danh từ là những từ chỉ gì...? ”

Phần 3: Luyện tập (2 Bài tập).

Bài tập 1: Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây:

“ Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người... Chính vì thấy nước mất, nhà tan... mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.”

Theo Trường Chinh

- Mục đích: Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm.

- Khó khăn: Học chưa nắm chắc danh từ chỉ khái niệm nên xác định khó đúng, chẳng hạn như là thừa, thiếu, vừa thừa lại vừa thiếu, đặc biệt là đối với học sinh trung bình trở xuống rất lúng túng vì còn khó hiểu cụm từ “danh từ chỉ khái niệm”.

- Biện pháp khắc phục: Giáo viên gợi ý bằng cách nêu câu hỏi: Trong các từ in đậm đó thì những từ nào mà không có hình thù, không chạm tay vào được, không ngửi, không nếm, không nhìn thấy được? Những từ các em tìm được đó chính là những danh từ chỉ khái niệm. Mặt khác giáo viên cần giúp đỡ sát các em học yếu. Hoặc bằng cách ngược lại, giáo viên gợi ý học sinh tìm những danh từ không phải là danh từ chỉ khái niệm và những từ còn lại là danh từ chỉ khái niệm.

Bài tập 2: Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được.

- Mục đích: Học sinh đặt được câu với danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được ở bài tập 1.

- Khó khăn: Nhiều học sinh rất yếu trong đặt câu, hay nhầm giữa danh từ “điểm” với “điểm” mà cô giáo cho hàng ngày...

- Biện pháp khắc phục: Giáo viên dựa vào các câu trong sách giáo khoa để gợi ý cho học sinh:

- ....................có một........đáng quý.............

- ...................phải rèn luyện để vừa học............

- .....................có một.........nồng nàn..........

- ....................kinh nghiệm học tập tốt.

- ...............tháng tám năm 1945............

Giáo viên chép vào bảng phụ, chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm làm một câu. Sau đó yêu cầu mỗi em tự đặt một câu khác 5 câu cả lớp vừa làm.

1.2. Bài "Danh từ chung và danh từ riêng" (tiết 1 - tuần 6).

a. Cấu trúc: 3 phần, có 5 bài tập.

b. Nội dung từng phần:

Phần 1: Nhận xét: có 3 bài tập.

Bài 1: Tìm các từ có nghĩa như sau.

a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

b. Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

c. Người đứng đầu nhà nước phong kiến.

d. Vị vua có công đánh giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

- Mục đích: Học sinh tìm ra được hai cặp danh từ chỉ người và chỉ vật.

- Khó khăn: Học sinh gặp khó khăn ở câu b, c, d vì học sinh nắm kiến thức địa lí và lịch sử rất hạn chế nên nhiều em tìm sai từ.

- Biện pháp khắc phục: + Khi dạy sử dụng bản đồ

+ Hỏi: Hoàng Hậu là vợ của ai?

+ Hỏi: Lê là họ cuả vị vua nào mà tên có cùng phụ âm đầu là L

Bài tập 2: Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào?

- So Sánh a với b.

- So Sánh c với d.

- Mục đích: Học sinh nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên ý nghĩa khái quát chung.

- Khó khăn: sông/ Cửu Long ( sông là danh từ chung; Cửu Long là danh từ riêng ); vua / Lê Lợi (vua là danh từ chung ; Lê Lợi là danh từ riêng).

Học sinh khó nói được ý nghĩa khái quát của từng từ, khó diễn đạt rõ ý nghĩa.

- Biện pháp khắc phục: Giáo viên gợi ý:

+ Trong hai từ “sông” và “ Cửu Long” thì từ nào là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn mà không chỉ cụ thể một dòng nước nào cả? Và từ nào tên một dòng sông cụ thể?

+ Trong hai từ “vua” và “Lê Lợi” thì từ nào là tên chung để chỉ những người đứng đầu nhà nước phong kiến? Và từ nào tên riêng của một vị vua?

Bài tập 3: Cách viết các từ trên có gì khác nhau?

- So sánh a với b.

- So sánh c với d.

- Mục đích: Học sinh so sánh được cách viết các từ :sông- Cửu Long, vua- Lê Lợi

Phần 2: Ghi nhớ.

1. Danh từ chung là tên của một loại sự vật.

2. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn được viết hoa.

- Khó khăn: Học sinh khó nêu lên được định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng.

- Biện pháp khắc phục: Dùng phiếu tổ chức hoạt động nhóm.

Hãy viết tiếp vào chỗ chấm:

- Tên của một loại sự vật gọi là..........................

- Tên riêng của một sự vật gọi là.........................

- Danh từ...........luôn luôn được viết hoa.

Học sinh nêu kết quả, sau đó đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.

Phần 3: Luyện tập: có 2 bài tập.

Bài tập 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:

Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

Theo Hoài Thanh và Thanh Tịnh

- Mục đích: Dựa vào dấu hiệu để nhận biết danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn để củng cố kiến thức vừa học.

- Khó khăn: Một số nhầm lẫn giữa danh từ chung với tiếng đầu câu được viết hoa, đó là từ “Chúng”; từ “Nhìn”; tìm thiếu các danh từ “ánh”, “cái”, “phải”, “giữa”, “trước”.

- Biện pháp khắc phục: + Giáo viên lưu ý học sinh các tiếng đầu câu người ta viết hoa cần phải xem có phải danh từ không?

+ Người ta gọi nắng bằng gì? (ánh)

+ Chỉ vị trí trong không gian người ta dùng những từ nào?

Bài tập 2: Viết họ và tên 3 bạn nam và 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?

- Mục đích: Học sinh nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.

- Khó khăn: Học sinh còn lúng túng.

- Biện pháp khắc phục: Giáo viên viết mẫu tên hai bạn 1 nam và 1 nữ.

Đánh giá bài viết
1 836
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 4

    Xem thêm